Nhiệm vụ của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đối với đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/09/2018

Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Huy Phương, tìm hiểu quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nhưng có thắc mắc tôi mong muốn nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể: Nhiệm vụ của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đối với đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội được quy định ra sao?

    • Nhiệm vụ của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đối với đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 32 Nghị quyết 26/2004/NQ-QH11' onclick="vbclick('CC2C', '259287');" target='_blank'>Điều 32 Nghị quyết 26/2004/NQ-QH11 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:

      - Hướng dẫn hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội; xem xét báo cáo về tình hình hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; khi cần thiết cử Đoàn giám sát, Đoàn công tác về địa phương xem xét các vấn đề mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị;

      - Xem xét kiến nghị của đại biểu Quốc hội về việc trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; xem xét, trả lời kiến nghị khác của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội;

      - Phê chuẩn kết quả bầu Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội; quyết định việc chuyển sinh hoạt của đại biểu Quốc hội đến Đoàn đại biểu Quốc hội khác; quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và quyết định phân bổ kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội;

      - Căn cứ vào chế độ tiền lương chung của Nhà nước, quy định lương và các chế độ khác của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, phụ cấp của đại biểu Quốc hội không hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

      - Xem xét đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp; quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự; báo cáo với Quốc hội về việc đại biểu Quốc hội bị mất quyền đại biểu Quốc hội;

      - Xem xét đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi đại biểu Quốc hội làm việc về việc cách chức, buộc thôi việc đối với đại biểu Quốc hội;

      - Quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc của Hội nghị đại biểu cử tri; giữa hai kỳ họp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc chấp nhận đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

      Thể thức đưa ra Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và thể thức quyết định việc chấp nhận đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo quy định tại Chương IV của Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội; trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì thể thức bãi nhiệm do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

      Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Văn phòng Quốc hội, Ban công tác đại biểu và các cơ quan, tổ chức hữu quan giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này.

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn