Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/05/2017

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tại tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến việc tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, nhưng có một vài vấn đề tôi còn chưa rõ lắm. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là gì? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Lan Ngọc (ngoc***@gmail.com)

    • Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
      (ảnh minh họa)
    • Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định tại Điều 7 Nghị định 39/2013/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

      Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

      1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

      2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

      3. Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra.

      4. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.

      5. Nghiên cứu khoa học về thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.

      6. Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.

      7. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.

      8. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 39/2013/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn