Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ theo Pháp lệnh Thanh tra 1990

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/11/2018

Nhờ được tư vấn giúp vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho tôi hỏi nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ theo Pháp lệnh Thanh tra 1990 gồm những gì? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn! 

Kim Thanh - Bình Dương

    • Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ được quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Thanh tra 1990' onclick="vbclick('93F9', '268344');" target='_blank'>Điều 12 Pháp lệnh Thanh tra 1990, theo đó:

      Tổng thanh tra Nhà nước có quyền:

      1- Tạm đình chỉ thi hành quyết định xử lý của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp đối với đương sự đang khiếu nại, tố cáo để xem xét, giải quyết trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định;

      2- Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác nhân viên Nhà nước cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra; đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, Bộ trưởng, Thứ trưởng và người có chức vụ tương đương, thì kiến nghị Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định;

      3- Thực hiện các quyền hạn khác quy định tại Điều 9, Điều 11 của Pháp lệnh này.

      Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ theo Pháp lệnh Thanh tra 1990. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chúc sức khỏe và thành công!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn