Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra Tòa án nhân dân

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 29/03/2017

Bạn đọc Trần Thị Cẩm Tú, địa chỉ mail camtu678****@gmail.com thắc mắc: Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? Tôi hiện đang công tác trong Tòa án huyện. Tôi biết hiện nay đã có Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân theo hướng dẫn mới. Nay tôi có câu hỏi như trên. Rất mong nhận được phản hồi của quý anh chị. Cho tôi hỏi luôn văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Tôi cảm ơn nhiều.

    • Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra Tòa án nhân dân được hướng dẫn tại Điều 9 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC, theo đó:

      Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra

      1. Trưởng Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

      a) Tổ chức, quản lý, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho thành viên trong đoàn kiểm tra thực hiện đúng quyết định kiểm tra và đúng nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra theo quy định tại Quy chế này;

      b) Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn kiểm tra;

      c) Giải quyết các kiến nghị của thành viên Đoàn kiểm tra theo thẩm quyền;

      d) Chỉ đạo xây dựng và ký Kết luận kiểm tra theo thẩm quyền.

      2. Trưởng Đoàn kiểm tra trong trường hợp không phải là người đã ra quyết định kiểm tra thì ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

      a) Kiến nghị với người có thẩm quyền quyết định kiểm tra về nội dung kiểm tra và áp dụng các biện pháp để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra;

      b) Báo cáo và chịu trách nhiệm trước pháp luật, với người quyết định kiểm tra về tổ chức thực hiện cuộc kiểm tra, hoạt động của Đoàn kiểm tra và tính chính xác, khách quan của Kết luận kiểm tra.

      3. Phó Trưởng Đoàn kiểm tra giúp Trưởng đoàn tiến hành kiểm tra theo sự phân công của Trưởng đoàn, thực hiện các nhiệm vụ của Trưởng đoàn khi được ủy quyền; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng đoàn về nhiệm vụ được phân công.

      4. Các thành viên Đoàn kiểm tra chủ động thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công trực tiếp của Trưởng đoàn hoặc Phó Trưởng đoàn được ủy quyền; lập biên bản làm việc trong quá trình kiểm tra; báo cáo Trưởng đoàn hoặc Phó Trưởng đoàn được ủy quyền về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công; tham gia ý kiến và bảo lưu ý kiến trong quá trình xây dựng Kết luận kiểm tra; thực hiện việc bảo mật thông tin cuộc kiểm tra theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Trưởng đoàn về nhiệm vụ được phân công.

      Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra Tòa án nhân dân, được quy định tại Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 9 quy chế công tác kiểm tra trong tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn