Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về quản lý biên chế?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/11/2022

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về quản lý biên chế? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức?

Nhờ anh/chị tư vấn!

    • 1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về quản lý biên chế?

      Căn cứ Khoản 8 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về quản lý biên chế như sau:

      a) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức, biên chế công chức làm việc ở nước ngoài của các cơ quan, tổ chức hành chính và biên chế của các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền;

      b) Trình Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh, bổ sung biên chế công chức của cơ quan, tổ chức hành chính theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền;

      c) Quyết định giao, điều chỉnh, bổ sung biên chế công chức đối với từng cơ quan, tổ chức hành chính và hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền;

      d) Quyết định giao biên chế công chức làm việc ở nước ngoài đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sau khi được cơ quan có thẩm quyền và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

      đ) Thẩm định kế hoạch số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền.

      2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ?

      Theo Khoản 9 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ như sau:

      a) Thống nhất quản lý về mã số ngạch công chức, mã số chức danh nghề nghiệp viên chức; quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nội vụ;

      b) Hướng dẫn, kiểm tra việc xác định cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm trong cơ quan nhà nước;

      c) Thẩm định về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục và hồ sơ nhân sự đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định, phê chuẩn theo quy định của pháp luật;

      d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức, viên chức theo vị trí việc làm, bổ nhiệm ngạch, chức danh nghề nghiệp, tổ chức thi hoặc xét nâng ngạch công chức, thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức và các nội dung quản lý khác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;

      đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của Chính phủ về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, tỷ lệ nữ để bổ nhiệm các chức danh trong các cơ quan nhà nước; thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia về công tác cán bộ nữ;

      e) Xây dựng, hướng dẫn và quản lý dữ liệu quốc gia về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố); hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; thẻ công chức, viên chức.

      3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức?

      Theo Khoản 10 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như sau:

      a) Xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý; chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Nội vụ; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ ngành Nội vụ;

      b) Xây dựng, ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bằng nguồn ngân sách nhà nước theo thẩm quyền;

      c) Theo dõi, tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn