Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/11/2022

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về chính quyền địa phương? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về địa giới đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính?

Nhờ anh/chị tư vấn!

    • 1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước như thế nào?

      Căn cứ Khoản 5 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP' onclick="vbclick('81311', '381234');" target='_blank'>Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước như sau:

      a) Trình Chính phủ đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội; đề án, dự thảo nghị định của Chính phủ về thành lập mới, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; dự thảo nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện);

      b) Thẩm định dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục và tổ chức tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; đề án và dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước và các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ;

      c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát lại lần cuối các dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành;

      d) Hướng dẫn việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổng hợp, báo cáo Chính phủ quyết định điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

      đ) Hướng dẫn xếp hạng các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

      2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về chính quyền địa phương?

      Theo Khoản 6 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP' onclick="vbclick('81311', '381234');" target='_blank'>Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về chính quyền địa phương như sau:

      a) Tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các quy định của pháp luật về bầu cử, các văn bản hướng dẫn của Hội đồng bầu cử quốc gia và các cơ quan trung ương; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của công tác bầu cử;

      b) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Hội đồng nhân dân; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; khi cần thiết tham dự các cuộc họp của Hội đồng nhân dân và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bàn về lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới đơn vị hành chính;

      c) Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đề nghị điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

      d) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định về cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; hướng dẫn tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;

      đ) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy định về tiêu chí, điều kiện, quy trình, thủ tục công nhận xã đảo, xã an toàn khu, vùng an toàn khu; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận xã đảo, xã an toàn khu, vùng an toàn khu.

      3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về địa giới đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính?

      Căn cứ Khoản 7 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP' onclick="vbclick('81311', '381234');" target='_blank'>Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ về địa giới đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính như sau:

      a) Trình Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính, phân loại đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính;

      b) Trình Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên và việc giải quyết tranh chấp địa giới đơn vị hành chính các cấp;

      c) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định về nguyên tắc, hồ sơ, thủ tục xác định địa giới đơn vị hành chính và lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính các cấp;

      d) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh;

      đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp huyện;

      e) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Nội vụ thực hiện các quy định của pháp luật về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên và giải quyết tranh chấp địa giới đơn vị hành chính; việc phân loại đơn vị hành chính.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn