Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng ban cấp tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 07/06/2022

Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng ban cấp tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Thường trực cấp tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực? 

    • Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng ban cấp tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực?

      Căn cứ Điều 10 hiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng ban như sau:

      1. Phó Trưởng ban:

      Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo quy định tại Điều 8 Quy định này, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

      a) Giúp Trưởng ban điều phối hoạt động của các thành viên theo phân công của Trưởng ban.

      b) Thay mặt Trưởng ban thực hiện một số công việc, chủ trì một số phiên họp của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh khi được Trưởng ban uỷ quyền.

      c) Giúp Trưởng ban chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương theo phân công của Trưởng ban.

      2. Phó Trưởng ban thường trực:

      Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Phó Trưởng ban thường trực còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

      a) Giúp Trưởng ban trực tiếp chỉ đạo, điều phối hoạt động, phân công công việc cho các thành viên; chỉ đạo, phối hợp, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo phân công của Trưởng ban.

      b) Giúp Trưởng ban chỉ đạo chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu và triệu tập các phiên họp của Ban Chỉ đạo, cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; xử lý công việc hằng ngày, thường xuyên của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; chủ trì một số cuộc họp và ký một số văn bản của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo phân công của Trưởng ban.

      c) Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Cơ quan Thường trực; quyết định các vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thường trực.

      d) Giúp Trưởng ban chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương.

      đ) Làm việc với cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; yêu cầu báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để nắm nội dung, tiến độ, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương, để kịp thời báo cáo Trưởng ban.

      e) Chỉ đạo Cơ quan Thường trực xây dựng báo cáo định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về kết quả hoạt động, tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương với ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, Ban Chỉ đạo Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương.

      Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Thường trực cấp tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

      Căn cứ Điều 11 văn bản trên quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Thường trực như sau:

      1. Giúp Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; chuẩn bị nội dung, tài liệu phục vụ các phiên họp của Ban Chỉ đạo, cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

      2. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; trong việc phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương.

      3. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất với Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về chủ trương, định hướng xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ án, vụ việc được Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh giao.

      4. Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo hoặc Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về những giải pháp cụ thể (trong đó có giải pháp thành lập tổ công tác liên ngành) để chỉ đạo thực hiện, phối hợp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương.

      5. Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, đề xuất Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

      6. Khi cần thiết, hỗ trợ thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo phân công.

      7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Trưởng ban giao.

      8. Cơ quan Thường trực được đề nghị và tiếp nhận cán bộ biệt phái từ các cơ quan: Công an, viện kiểm sát, toà án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện nhiệm vụ. Việc biệt phái và tiếp nhận biệt phái do ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện.

      9. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Cơ quan Thường trực được làm việc với cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan; yêu cầu báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ; được sử dụng con dấu của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh khi ban hành các văn bản với tư cách là Cơ quan Thường trực.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn