Những ngành, nghề chuyên môn, kỹ thuật nào được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của Quân đội?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 28/11/2018

Em đang có một số thắc mắc và muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, mọi người cho tôi hỏi: Những ngành, nghề chuyên môn, kỹ thuật nào được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của Quân đội? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

    • Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 220/2016/TT-BQP ' onclick="vbclick('5240F', '272344');" target='_blank'> Điều 3 Thông tư 220/2016/TT-BQP quy định hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật khi thực hiện nghĩa vụ quân sự được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành thì những ngành, nghề chuyên môn, kỹ thuật được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của Quân đội được phân theo trình độ với nội dung như sau:

      - Trình độ cao đẳng, đại học:

      + Khoa học máy tính; Truyền thông và mạng máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; An ninh, an toàn mạng;

      + Luật dân sự và tố tụng dân sự; Luật hình sự và tố tụng hình sự; Luật kinh tế; Luật quốc tế;

      + Khoa học môi trường; Khí tượng học; Thủy văn; Hải dương học;

      + Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Anh; Pháp; Nga; Đức; Trung Quốc; Nhật Bản; Hàn Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á;

      + Ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam;

      + Công nghệ điện ảnh - truyền hình; Bảo tàng; Quay phim; Thiết kế âm thanh - ánh sáng; Múa; Thanh nhạc; Nhạc cụ; Nhiếp ảnh;

      + Văn thư - Lưu trữ;

      + Thể dục thể thao;

      + Tài chính; Kế toán;

      + Chế biến lương thực, thực phẩm;

      + Y đa khoa; Y học dự phòng; Y học cổ truyền; Kỹ thuật hình ảnh; Xét nghiệm; Dược học; Hóa dược; Điều dưỡng, Răng - Hàm - Mặt;

      + Xây dựng; Kiến trúc; Cơ khí; Điện, Điện tử và Viễn thông; Hóa học, Trắc địa; Vật liệu;

      + Phòng cháy chữa cháy.

      - Trình độ trung cấp:

      + Truyền thông và mạng máy tính; Công nghệ kỹ thuật phần cứng máy tính; Công nghệ kỹ thuật phần mềm máy tính; Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính; Quản trị hệ thống; Quản trị mạng máy tính; Tin học ứng dụng;

      + Trắc địa; Khí tượng;

      + Công nghệ điện ảnh - truyền hình; Bảo tàng; Quay phim; Thiết kế âm thanh - ánh sáng; Múa; Thanh nhạc; Nhạc cụ; Nhiếp ảnh; Văn hóa, văn nghệ quần chúng;

      + Ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam;

      + Thông tin - Thư viện; Văn thư - Lưu trữ; Bảo tàng;

      + Thể dục thể thao;

      + Chế biến lương thực, thực phẩm;

      + Y sĩ đa khoa; Y học cổ truyền; Kỹ thuật hình ảnh; Xét nghiệm; Dược học; Điều dưỡng;

      + Xây dựng; Kiến trúc; Cơ khí; Điện, Điện tử và Viễn thông; Hóa học; Trắc địa; Vật liệu;

      + Phòng cháy chữa cháy;

      + Tài chính; Kế toán hành chính sự nghiệp; Kế toán lao động tiền lương và bảo trợ xã hội;

      + Kiểm soát không lưu.

      - Trình độ sơ cấp:

      + Cơ khí; In; Điện;

      + Lái xe ô tô; Lái xe máy công trình; Lái tàu.

      Trên đây là nội dung trả lời về những ngành, nghề chuyên môn, kỹ thuật được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của Quân đội. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 220/2016/TT-BQP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn