Phân loại đơn khiếu nại, tố cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/12/2017

Phân loại đơn khiếu nại, tố cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi là Kim Phương, hiện đang làm việc tại Bình Dương. Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến phân loại đơn khiếu nại, tố cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi: Phân loại đơn khiếu nại, tố cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin cảm ơn.       

    • Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 03/2016/TT-BTTTT quy định về tiếp công dân, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của Bộ Thông tin và Truyền thông thì nội dung này được quy định như sau:

      Việc phân loại đơn thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ về quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.

      Điều 6. Phân loại đơn

      1. Phân loại theo nội dung đơn, bao gồm:

      a) Đơn khiếu nại.

      b) Đơn tố cáo.

      c) Đơn kiến nghị, phản ánh.

      d) Đơn có nhiều nội dung khác nhau.

      2. Phân loại theo điều kiện xử lý, bao gồm đơn đủ điều kiện xử lý, đơn không đủ điều kiện xử lý.

      a) Đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:

      - Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;

      - Đơn khiếu nại phải ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;

      - Đơn tố cáo phải ghi rõ nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo, hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;

      - Đơn kiến nghị, phản ánh phải ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;

      - Đơn chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đơn xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được xử lý nhưng người khiếu nại, người tố cáo được quyền khiếu nại, tố cáo tiếp theo quy định của pháp luật.

      b) Đơn không đủ điều kiện xử lý.

      - Là đơn không đáp ứng các yêu cầu tại điểm a khoản này;

      - Đơn đã được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong đó đã gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đúng người có thẩm quyền giải quyết;

      - Đơn đã được hướng dẫn một lần về cùng nội dung.

      3. Phân loại theo thẩm quyền giải quyết:

      a) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

      b) Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

      4. Phân loại đơn theo số lượng người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh.

      a) Đơn có họ, tên, chữ ký của một người.

      b) Đơn có họ, tên, chữ ký của nhiều người (từ 05 người trở lên).

      5. Phân loại đơn theo giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn

      a) Đơn có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc.

      b) Đơn không kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc.

      6. Phân loại theo thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

      a) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước (bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp và (cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp hoặc của cơ quan hành chính khác).

      b) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan dân cử, gồm đơn thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng nhân dân các cấp và các Ban của Hội đồng nhân dân các cấp.

      c) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án.

      d) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức tôn giáo.

      đ) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị sự nghiệp công lập.

      e) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của doanh nghiệp nhà nước.

      Trên đây là nội dung tư vấn về phân loại đơn khiếu nại, tố cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 03/2016/TT-BTTTT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 12 Thông tư 03/2016/TT-BTTTT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn