Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 21/03/2017

Tôi tên là Trần Hoàng Minh Trí, địa chỉ mail minhtri****@gmail.com, tôi muốn hỏi: Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước được quy định như thế nào? Tôi rất quan tâm tới thông tin của các cơ quan quản lý được thông báo trên các kênh truyền thông như tivi, báo đài, đặc biệt là về những người thực hiện việc phát ngôn này. Vì đây là một công việc không đơn giản, có thể gây ra rất nhiều những phản ứng tiêu cực nếu không chính xác. Nay tôi có một thắc mắc như trên. Rất mong nhận được trả lời để tôi được mở rộng hiểu biết. Tôi cảm ơn nhiều!

    • Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước
      (ảnh minh họa)
    • Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước được hướng dẫn tại Điều 6 Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước (Có hiệu lực từ 30/03/2017), theo đó:

      Điều 6. Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường

      1. Trường hợp xảy ra sự cố mang tính quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng, trừ trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ hoặc người phát ngôn của Chính phủ thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ngay sau khi sự cố xảy ra và thường xuyên trong quá trình xử lý sự cố.

      2. Đối với sự cố liên quan đến nhiều bộ, ngành, nhiều tỉnh, thành phố, bộ, cơ quan ngang bộ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Chính phủ giao chủ trì xử lý phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên trong quá trình xử lý sự cố.

      3. Người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau đây:

      a) Khi xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến không thống nhất về một vấn đề thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hành chính nhà nước thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí để cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận.

      Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của cơ quan hành chính nhà nước thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 24 giờ, kể từ khi vụ việc xảy ra.

      b) Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề của cơ quan, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu tại điểm a khoản 3 Điều này.

      c) Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do cơ quan mình quản lý, người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.

      Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước, được quy định tại Nghị định 09/2017/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn