Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 21/03/2019

Nhờ Ban tư vấn giải đáp giúp tôi vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho tôi hỏi phương pháp tính hao mòn tài sản cố định của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!

Minh Hằng - hang*****@gmail.com

    • Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 15 Thông tư 13/2019/TT-BQP' onclick="vbclick('638EF', '287607');" target='_blank'>Điều 15 Thông tư 13/2019/TT-BQP quy định, hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định và chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý tại đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, theo đó:

      1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức sau:

      Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định

      =

      Nguyên giá của tài sản cố định

      x

      Tỷ lệ tính hao mòn (% năm)

      Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, đơn vị tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cho năm đó theo công thức sau:

      Số hao mòn tài sản cố định lũy kế tính đến năm (n)

      =

      Số hao mòn tài sản cố định đã tính đến năm(n-1)

      +

      Số hao mòn tài sản cố định tăng trong năm (n)

      -

      Số hao mòn tài sản cố định giảm trong năm (n)

      2. Đối với những tài sản cố định có thay đổi về nguyên giá thì đơn vị căn cứ các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi xác định lại theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Điều 14 Thông tư này để tiếp tục tính hao mòn tài sản cố định cho các năm còn lại.

      3. Đối với tài sản cố định tiếp nhận từ việc bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể đơn vị thì mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định theo dõi trên sổ kế toán tại đơn vị tiếp nhận tài sản được tính theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này; trong đó nguyên giá của tài sản cố định được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại khoản 1 Điều này.

      4. Số hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn lũy kế đã thực hiện của tài sản cố định đó.

      Trên đây là tư vấn về phương pháp tính hao mòn tài sản cố định của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 13/2019/TT-BQP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chúc sức khỏe và thành công!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn