Quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/08/2022

Quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân? Tất cả văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện bằng tiếng Việt? Văn bản căn cứ hết hiệu lực, văn bản hướng dẫn còn hiệu lực không?

    • Quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân?

      Câu hỏi: Cho hỏi: Ủy ban thường vụ Quốc hội có quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của UBND hay không?

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 4 Điều 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015' onclick="vbclick('44F0E', '371880');" target='_blank'>Điều 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:

      Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

      Chính phủ quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền khác được quy định trong Luật này.

      Như vậy, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của UBND là do Chính phủ quy định không phải do Ủy ban thường vụ Quốc hội.

      Tất cả văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện bằng tiếng Việt?

      Câu hỏi: Theo quy định hiện hành thì có phải tất cả ngôn ngữ dùng trong văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện bằng tiếng Việt?

      Trả lời:

      Tại Khoản 1 Điều 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015' onclick="vbclick('44F0E', '371880');" target='_blank'>Điều 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:

      Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.

      Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.

      Như vậy, đối với Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải được thể hiện bằng tiếng việt theo quy định trên.

      Văn bản căn cứ hết hiệu lực, văn bản hướng dẫn còn hiệu lực không?

      Câu hỏi: Tôi được biết mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 30/2020/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 110/2004/NĐ-CP, theo đó thì nghị định 110 đã hết hiệu lực. Vậy cho hỏi Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn cho Nghị định 110 còn hiệu lực áp dụng không? Nhờ hỗ trợ giải đáp, cảm ơn!

      Trả lời:

      Theo Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015' onclick="vbclick('44F0E', '371880');" target='_blank'>Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

      - Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.

      - Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.

      - Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      - Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

      Theo đó, Thông tư 01/2011/TT-BNV chỉ hướng dẫn cho Nghị định 110/2004/NĐ-CP và văn bản sữa đổi, nên kể từ ngày Nghị định 30/2020/NĐ-CP (05/3/2020) có hiệu lực thì Nghị định 110/2004/NĐ-CP, văn bản sữa đổi và Thông tư 01/2011/TT-BNV sẽ hết hiệu lực.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn