Quy định về chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/09/2017

Quy định về chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Minh Trung. Tôi đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể tôi không biết pháp luật quy định như thế nào về chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (trung***@gmail.com)

    • Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ ban hành như sau:

      Kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II - Mã số: V.06.04.10

      1. Nhiệm vụ:

      a) Chủ trì việc lập kế hoạch thu thập tài liệu, tổ chức thực hiện công tác kiểm soát số liệu khí tượng, thủy văn, hải dương, môi trường, định vị sét (sau đây gọi chung là khí tượng thủy văn) theo chức trách được giao;

      b) Chủ trì thẩm tra việc chỉnh biên số liệu, các hồ sơ văn bản về chỉnh biên số liệu khí tượng thủy văn theo thẩm quyền; đánh giá kết quả phân tích, tính toán, lập biểu và thuyết minh chỉnh biên; đề xuất những giải pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng chỉnh biên số liệu khí tượng thủy văn;

      d) Chủ trì đề xuất và tham gia chỉ đạo công tác kiểm tra kỹ thuật mạng lưới trạm và các thiết bị quan trắc; đánh giá tình hình hoạt động, kết quả quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn;

      đ) Chủ trì việc tổng kết đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm về công tác chỉnh biên, kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn theo chức trách được giao; tư vấn, đề xuất những giải pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng chỉnh biên số liệu khí tượng thủy văn;

      e) Tham gia các đề tài nghiên cứu; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quan trắc, kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn;

      g) Tham gia biên soạn tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn từ hạng tương đương trở xuống; tập huấn sử dụng các phần mềm chỉnh biên, kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn.

      2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

      a) Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành khí tượng, thủy văn, hải văn, hải dương, môi trường hoặc chuyên ngành khác có liên quan; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành do cơ quan quản lý viên chức chuyên ngành kiểm soát khí tượng thủy văn quy định;

      b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT);

      c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT);

      d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II.

      3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

      a) Nắm được chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn;

      b) Có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực điều tra cơ bản khí tượng thủy văn, đủ năng lực chuyên môn để thực hiện công tác kiểm soát;

      c) Nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực quản lý và quan trắc số liệu điều tra cơ bản khí tượng thủy văn;

      d) Nắm vững tính năng, tác dụng của các loại máy, trang thiết bị quan trắc, các phương pháp tính toán chỉnh biên số liệu khí tượng thủy văn;

      đ) Nắm vững phần mềm chuyên môn để thực hiện và giám sát công tác kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn;

      e) Nắm vững điều kiện địa lý - khí hậu và nhân tố khác ảnh hưởng đến chất lượng số liệu khí tượng thủy văn;

      g) Có khả năng tổ chức triển khai hoạt động kiểm soát số liệu khí tượng thủy văn;

      h) Tham gia ít nhất 01 (một) đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp bộ trở lên hoặc chủ trì 01 (một) đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên.

      4. Việc thăng hạng chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II:

      Viên chức thăng hạng từ chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III lên chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II phải có thời gian công tác giữ chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng III từ đủ 02 (hai) năm trở lên.

      Trên đây là nội dung quy định về chức danh kiểm soát viên khí tượng thủy văn hạng II. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTNMT-BNV.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn