Quy định về đo lường trong kinh doanh vàng đối với hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/08/2017

Quy định về đo lường trong kinh doanh vàng đối với hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Phương Triều. Hiện tại, tôi đang có dự định mở một doanh nghiệp mua, bán vàng trang sức và mỹ nghệ. Tuy nhiên, tôi chưa nắm rõ những quy định của pháp luật về lĩnh vực này, cụ thể là việc đo lường trong kinh doanh vàng đối với hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi mong sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (0909***)

    • Đo lường trong kinh doanh vàng đối với hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (được đính chính bởi Quyết định 1550/QĐ-BKHCN năm 2014) như sau:

      Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; kinh doanh mua, bán vàng miếng phải thực hiện các quy định về đo lường sau đây:

      1. Cân được sử dụng để xác định khối lượng vàng hoặc hàm lượng vàng trong mua, bán giữa các tổ chức, cá nhân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

      a) Có phạm vi đo và độ chính xác phù hợp với khối lượng vàng cần đo. Mức cân phải phù hợp với giá trị độ chia kiểm (e) quy định trong Bảng 1.

      Bảng 1

      Mức cân

      Giá trị độ chia kiểm (e) của cân

      Đến 200 g

      ≤ 1 mg

      > 200 g đến 3 kg

      ≤ 10 mg

      > 3 kg đến 10 kg

      ≤ 100 mg

      > 10 kg

      ≤ 1 g

      b) Đã được kiểm định tại tổ chức kiểm định được công nhận hoặc chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường; chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) phải còn thời hạn giá trị.

      2. Quả cân hoặc bộ quả cân được sử dụng kèm với cân để xác định khối lượng vàng trong mua, bán hoặc để định kỳ kiểm tra cân quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm yêu cầu sau:

      a) Có khối lượng danh định và độ chính xác phù hợp với cân được sử dụng kèm hoặc cần kiểm tra;

      b) Đã được kiểm định tại tổ chức kiểm định được chỉ định hoặc tổ chức được công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo theo quy định của pháp luật về đo lường; chứng chỉ kiểm định phải còn thời hạn giá trị.

      3. Khối lượng vàng trong mua, bán với các tổ chức, cá nhân hoặc trong thanh tra, kiểm tra không được nhỏ hơn khối lượng công bố. Giới hạn sai số của kết quả phép đo khối lượng vàng phải bảo đảm yêu cầu quy định tại Bảng 2.

      Bảng 2

      TT

      (i)

      Khối lượng vàng (m)

      Giới hạn sai số (S)

      Theo gam (g)

      Theo miligam (mg)

      1

      30

      13

      2

      50

      17

      3

      100

      30

      4

      200

      56

      5

      300

      80

      6

      500

      130

      Theo kilôgam (kg)

      7

      1

      240

      8

      1,5

      350

      9

      2

      430

      10

      3

      600

      11

      5

      900

      12

      6

      1100

      Theo kết quả đo

      13

      Lớn hơn 6

      0,0175 %

      Giới hạn sai số của phép đo khối lượng vàng (m) không quy định cụ thể tại Bảng 2 được xác định như sau:

      a) Đối với m < 30 g, giới hạn sai số (S) được tính theo công thức sau đây và được làm tròn đến một (01) giá trị độ chia kiểm (e) của cân được sử dụng.

      S = (13 : 30) * m

      Ví dụ 1:

      Kết quả phép đo khối lượng của một chiếc nhẫn bằng vàng là 7,5 g (2 chỉ) khi sử dụng cân có e = 1 mg, giới hạn sai số (S) là:

      b) Đối với 30 g < m < 6000 g, giới hạn sai số (S) được tính theo theo công thức sau đây và được làm tròn đến một (01) giá trị độ chia kiểm (e) của cân được sử dụng:

      Trong công thức trên:

      S: sai số cho phép lớn nhất;

      m: khối lượng vàng;

      : hai giá trị khối lượng vàng liền kề với số thứ tự i i+1 trong Bảng 2 bảo đảm điều kiện ;

      : giới hạn sai số trong Bảng 2 tương ứng với ;

      Ví dụ 2:

      Kết quả phép đo khối lượng của một chiếc vòng bằng vàng là 86 g (m = 86 g) khi sử dụng cân có e = 1 mg, từ Bảng 2, ta thấy 50 g < 86 g < 100 g.

      Vì vậy:

      Giới hạn sai số (S) là:

      c) Đối với m > 6 kg, giới hạn sai số (S) được tính bằng cách nhân kết quả phép đo với 0,0175 % và được làm tròn đến một (01) giá trị độ chia kiểm (e) của cân được sử dụng.

      Ví dụ 3:

      Kết quả phép đo khối lượng của một thỏi vàng là 10 kg khi sử dụng cân có e = 100 mg, giới hạn sai số (S) là:

      S= (10 x 0,0175 %) kg ~ 1,8 g

      4. Cân phải được người sử dụng tự kiểm tra định kỳ ít nhất một (01) tuần một (01) lần. Hồ sơ thực hiện việc tự kiểm tra định kỳ được lưu giữ tại địa điểm thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền.

      Trên đây là nội dung quy định về đo lường trong kinh doanh vàng đối với hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 22/2013/TT-BKHCN và Quyết định 1550/QĐ-BKHCN năm 2014.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn