Quyền bất khả xâm phạm của nhân viên ngoại giao khi đang ở trên lãnh thổ một nước thứ ba đã được cấp thị thực

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/04/2017

Quyền bất khả xâm phạm của nhân viên ngoại giao khi đang ở trên lãnh thổ một nước thứ ba đã được cấp thị thực được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Long, đang sinh sống tại Hà Nội, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi quyền bất khả xâm phạm của nhân viên ngoại giao khi đang ở trên lãnh thổ một nước thứ ba đã được cấp thị thực được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Lê Long_090**)

    • Quyền bất khả xâm phạm của nhân viên ngoại giao khi đang ở trên lãnh thổ một nước thứ ba đã được cấp thị thực được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 40 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao, theo đó:

      Nếu viên chức ngoại giao đi qua hoặc đang ở trên lãnh thổ một nước thứ ba mà nước này đã cấp thị thực cho người đó, trong trường hợp cần phải có thị thực, để đi nhận chức hoặc để trở lại nhiệm sở của họ, hoặc để về nước thì nước thứ ba cho người đó hưởng quyền bất khả xâm phạm và mọi quyền miễn trừ cần thiết khác của họ đi qua hoặc trở về. Nước thứ ba cũng làm như thế đối với những thành viên gia đình của viên chức ngoại giao đó được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao đó khi cùng đi với họ hoặc đi riêng để đến với họ hoặc để về nước.

      Trên đây là tư vấn về quyền bất khả xâm phạm của nhân viên ngoại giao khi đang ở trên lãnh thổ một nước thứ ba đã được cấp thị thực. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn