Quyền hạn và trách nhiệm của Người phát ngôn của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 23/08/2018

Quyền hạn và trách nhiệm của Người phát ngôn của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định ra sao? Chào Ban biên tập, em là Như, sinh viên năm cuối ngành công tác xã hội, có thắc mắc trên tôi mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể như trên. 

    • Quyền hạn và trách nhiệm của Người phát ngôn của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Điều 6 Quyết định 1288/QĐ-BTNMT năm 2014' onclick="vbclick('3A835', '257395');" target='_blank'>Điều 6 Quyết định 1288/QĐ-BTNMT năm 2014 về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể như sau:

      1. Người phát ngôn thường xuyên và người được ủy quyền phát ngôn được nhân danh Bộ Tài nguyên và Môi trường phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Thông tin do người phát ngôn cung cấp mới được coi là thông tin chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

      2. Khi có yêu cầu, người phát ngôn thường xuyên tham gia cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hằng tuần để phát ngôn và cung cấp thông tin. Trong trường hợp cần thiết, người phát ngôn thường xuyên đề nghị Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ có liên quan tham gia cuộc họp để cung cấp thông tin.

      3. Người phát ngôn thường xuyên có quyền yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan thuộc Bộ và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin kịp thời để phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí theo quy định.

      4. Khi nhận được ý kiến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đã đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng thì người phát ngôn thường xuyên phối hợp với Thủ trưởng đơn vị liên quan xử lý thông tin, báo cáo Lãnh đạo Bộ trước khi thông báo kết quả, biện pháp giải quyết của Bộ cho tổ chức, cá nhân và cơ quan có yêu cầu trong thời hạn theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.

      5. Người phát ngôn thường xuyên có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau:

      a) Những vấn đề thuộc bí mật nhà nước; những vấn đề thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng; những vấn đề không thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

      b) Các vụ án, vụ việc, những mâu thuẫn giữa các cơ quan, đơn vị nhà nước đang trong quá trình thanh tra, điều tra, nghiên cứu giải quyết hoặc chưa xét xử, chưa có kết luận, trừ trường hợp cơ quan điều tra có yêu cầu thông tin những vấn đề có lợi cho hoạt động điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

      c) Cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép phổ biến, lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội.

      6. Người phát ngôn thường xuyên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.

      7. Người phát ngôn thường xuyên được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phát ngôn.

      Ban biên tập xin phản hồi những thông tin mà bạn thắc mắc.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn