Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/08/2018

Tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Trong quá trình tìm hiểu tôi có rất nhiều thắc mắc đang cần được giải đáp để phục vụ nhu cầu học tập và làm việc của mình. Cho tôi hỏi, theo quy định mới nhất thì Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này?

Trầm Đăng - Long An

    • Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 61/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('57433', '254034');" target='_blank'>Điều 6 Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thì Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quy định cụ thể như sau:

      1. Quyền

      a) Được hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, nhận Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;

      b) Từ chối thực hiện những yêu cầu không được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính;

      c) Phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về sự không cần thiết, tính không hợp lý và không hợp pháp của thủ tục hành chính;

      d) Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức, viên chức khi có căn cứ, chứng cứ chứng minh việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không đúng quy định của pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan;

      đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

      2. Trách nhiệm

      a) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của các giấy tờ có trong hồ sơ và cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan;

      b) Khi nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa phải mang theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, trường hợp được ủy quyền nhận thay thì mang thêm giấy ủy quyền của người đã ủy quyền đi nhận thay kết quả;

      c) Thực hiện đầy đủ các quy định về giải quyết thủ tục hành chính và các quy định của Bộ phận Một cửa; nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;

      d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

      Trên đây là nội dung tư vấn về Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn