Thay đổi nơi làm việc đối với viên chức

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 05/12/2016

Mình là giáo viên một trường cao đẳng nghề, mình đã biên chế và vừa rồi mình có xin chuyển về gần nhà nhưng hiệu trưởng không cho đi. Cho mình hỏi có luật nào quy định về thời gian xin chuyển không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • Khoản 1 Điều 3 Nghị định 158/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 150/2013/ NĐ/CP quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như sau: “1. “Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác” là việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quyết định điều động, bố trí, phân công lại vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức có đủ thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các vị trí trong các lĩnh vực, ngành, nghề quy định tại Nghị định này.”.

      Điều 8 Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định danh mục các vị trí công tác trong các lĩnh vực, ngành, nghề phải định kỳ chuyển đổi như sau:

      Những vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi trong các lĩnh vực, ngành, nghề sau đây:

      1. Hoạt động quản lý tài chính, ngân sách, tài sản của Nhà nước;

      2. Quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

      3. Hoạt động hải quan, thuế, kho bạc, dự trữ quốc gia; quản lý và thực hiện nghiệp vụ kế toán, kiểm toán;

      4. Quản lý công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; quản lý chứng khoán, thị trường chứng khoán;

      5. Hoạt động thẩm định, định giá trong đấu giá, hoạt động mua và bán nợ;

      6. Cấp phép hoạt động ngân hàng, hoạt động ngoại hối; thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng; quản lý và thực hiện nghiệp vụ tín dụng tại các tổ chức tín dụng nhà nước; thẩm định và cho vay tín dụng;

      7. Quản lý việc bán, khoán, cho thuê đất, tài sản trên đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà;

      8. Hoạt động quản lý, điều hành công tác kế hoạch và đầu tư trong các cơ quan nhà nước và trong các doanh nghiệp nhà nước;

      9. Quản lý hoạt động đối ngoại, lãnh sự;

      10. Hoạt động quản lý và cấp phát các loại: giấy đăng ký, đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, giấy chứng nhận, giấy phép, cấp phiếu lý lịch tư pháp; công chứng viên, chấp hành viên thi hành án dân sự;

      11. Quản lý xây dựng cơ bản, giải tỏa, áp giá đền bù trong giải phóng mặt bằng và quản lý dự án;

      12. Quản lý, cấp phát các loại văn bằng, chứng chỉ;

      13. Quản lý, cấp phát đăng ký các loại phương tiện, bằng lái xe;

      14. Quản lý, đăng kiểm các loại phương tiện vận tải;

      15. Hoạt động quản lý thị trường, kiểm lâm;

      16. Các hoạt động thanh tra;

      17. Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức và đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;

      18. Cảnh sát giao thông; cảnh sát tư pháp; cảnh sát quản lý trại giam; cảnh sát hộ khẩu; cảnh sát điều tra; cảnh sát kinh tế; cảnh sát khu vực; cảnh sát trật tự hành chính; cảnh sát đăng ký, quản lý vũ khí, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và con dấu; cảnh sát đăng ký và quản lý hộ khẩu; cảnh sát hướng dẫn và kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy; cảnh sát làm công tác hậu cần; an ninh kinh tế, an ninh điều tra, quản lý xuất cảnh, nhập cảnh và cán bộ làm công tác trinh sát trong các cơ quan điều tra thuộc lực lượng Công an nhân dân;

      19. Cán bộ, nhân viên làm công tác hậu cần, kỹ thuật, đầu tư, kinh tế trong Quân đội nhân dân;

      20. Công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp; hoạt động công tố của viện kiểm sát nhân dân, viện kiểm sát quân sự các cấp; hoạt động xét xử của tòa án nhân dân, tòa án quân sự các cấp;

      21. Công tác tuyển dụng, đào tạo, thi tuyển, thi nâng ngạch công chức, viên chức; công tác nhân sự và quản lý nhân lực.

      Điều 7 Nghị định 158/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 150/2013/NĐ-CP quy định thời hạn định kỳ chuyển đổi như sau:

      "Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

      Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan quy định tại Điểm b Khoản 1

      Điều 2 Nghị định này ban hành văn bản quy định cụ thể thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan.”.

      Bạn không nói rõ bạn đang làm ở vị trí nào? Nếu bạn thuộc đối tượng trong danh mục chuyển vị trí công tác định kỳ như trên thì chỉ được chuyển đổi khi bạn làm việc tại nơi đang làm việc khi đã công tác được từ 2 đến 5 năm và theo quy định thì việc chuyển đổi vị trí công tác do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi bạn đang làm việc quyết định.

      Nếu bạn không thuộc đối tượng trong danh mục chuyển vị trí công tác định kỳ, nay bạn muốn chuyển về nơi gần nhà cho thuận tiện thì bạn chỉ được thay đổi vị trí việc làm khi có nhu cầu của cơ quan cũng như sự xem xét, đồng ý của người đứng đầu đơn vị bạn theo quy định tại Điều 32 Luật viên chức 2010 như sau:

      "1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.

      2. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

      3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này."

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thay đổi nơi làm việc đối với viên chức. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 158/2007/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn