Tiêu chuẩn chất lượng vụ việc tham gia tố tụng hình sự đối với chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 24/08/2017

Tiêu chuẩn chất lượng vụ việc tham gia tố tụng hình sự đối với chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thanh Trang hiện đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đang công tác tại một văn phòng luật sư. Tôi có nghe nói tới đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi tiêu chuẩn chất lượng vụ việc tham gia tố tụng hình sự đối với chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

    • Tiêu chuẩn chất lượng vụ việc tham gia tố tụng hình sự đối với chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý
      (ảnh minh họa)
    • Tiêu chuẩn chất lượng vụ việc tham gia tố tụng hình sự đối với chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 13 Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Thông tư 02/2013/TT-BTP do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, theo đó:

      Tiêu chuẩn chất lượng vụ việc tham gia tố tụng hình sự đối với chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý gồm các tiêu chí sau:

      Bảo đảm các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Mục 1 của Chương II Bộ Tiêu chuẩn này.

      Tiêu chí 1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện việc tư vấn pháp luật liên quan đến vụ việc; đưa ra các giải pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp để người được trợ giúp pháp lý lựa chọn.

      Tiêu chí 2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng từ thời điểm người được trợ giúp pháp lý yêu cầu; thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định; tiếp xúc với người có yêu cầu, với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thu thập thông tin, tài liệu và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ khác; nghiên cứu, đánh giá toàn diện, khách quan các chứng cứ; phát hiện chính xác, kịp thời và có văn bản kiến nghị cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định đối với các tình tiết bất lợi cho người được trợ giúp pháp lý và những sai phạm (nếu có) của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

      Tiêu chí 3 đáp ứng một trong 2 trường hợp sau:

      - Trường hợp tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thực hiện trợ giúp pháp lý còn phải thực hiện các công việc sau đây:

      a) Đề xuất, kiến nghị, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự, miễn giảm án phí, lệ phí Tòa án, tạm hoãn hoặc hoãn thi hành án khi có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật;

      b) Làm rõ được các vấn đề về nhân thân người phạm tội, tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi; phân tích nguyên nhân, điều kiện, động cơ, mục đích phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ có lợi hoặc loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thiệt hại thực tế nảy sinh từ hành vi phạm tội (nếu có).

      - Trường hợp tham gia tố tụng hình sự để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, thì ngoài các tiêu chí quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, người thực hiện trợ giúp pháp lý còn phải thực hiện các công việc sau đây:

      a) Xác định cụ thể thiệt hại đã xảy ra hoặc quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản và thống nhất với người được trợ giúp pháp lý về mức yêu cầu bồi thường, mức độ thiệt hại phải bồi thường hoặc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tài sản theo quy định của pháp luật;

      b) Hướng dẫn, giúp đỡ người được trợ giúp pháp lý thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ liên quan đến yêu cầu hợp pháp để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý;

      c) Đề xuất Tòa án xem xét việc miễn nộp toàn bộ hoặc một phần tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí; án phí, lệ phí Tòa án khi có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật.

      Tiêu chí 4. Trường hợp vụ án đưa ra xét xử thì người thực hiện trợ giúp pháp lý phải trực tiếp tham gia phiên tòa để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp bất khả kháng.

      Tiêu chí 5. Bản luận cứ bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý phản ánh khách quan về vụ việc trợ giúp pháp lý; đưa ra được quan điểm, luận cứ xác đáng và cơ sở pháp lý cần áp dụng để giải quyết vụ án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

      Tiêu chuẩn chất lượng vụ việc tham gia tố tụng hình sự đối với chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý sẽ được tối đa 30 điểm nếu đáp ứng điều kiện quy định. Trong đó:

      - Tiêu chí 1 sẽ được tối đa 5 điểm;

      - Tiêu chí 2 sẽ được tối đa 7 điểm;

      - Tiêu chí 3 sẽ được tối đa 6 điểm;

      - Tiêu chí 4 sẽ được tối đa 5 điểm;

      - Tiêu chí 5 sẽ được tối đa 7 điểm.

      Trên đây là tư vấn về tiêu chuẩn chất lượng vụ việc tham gia tố tụng hình sự đối với chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 02/2013/TT-BTP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chào thân ái và chúc sức khỏe!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn