Tổ chức kho vật chứng trong công an nhân dân được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 18/01/2019

Tôi hiện là dân quân tự vệ ở xã, vừa qua tôi có tìm hiểu một số vấn đề về kho vật chứng trong công an nhân dân, nhưng chưa rõ về tổ chức như thế nào? Nên nhờ các bạn hỗ trợ giúp.

Minh Lợi (mloi****@gmail.com)

    • Tổ chức kho vật chứng trong công an nhân dân được quy định như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • Tại Mục 1 Thông tư 06/2003/TT-BCA(V19) hướng dẫn Quy chế quản lý kho vật chứng (ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP ngày 18/2/2002) trong lực lượng công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, có quy định về tổ chức kho vật chứng như:

      a) Để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố các vụ án hình sự do các cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng an ninh nhân dân, cảnh sát nhân dân và do Viện Kiểm sát nhân dân thụ lý giải quyết, mỗi công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là công an cấp huyện) tổ chức một kho vật chứng, do đội cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp quản lý; mỗi công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là công an cấp tỉnh) tổ chức một kho vật chứng, do Phòng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp quản lý; ở Bộ Công an tổ chức một kho vật chứng, do Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp quản lý.

      b) Giám đốc công an cấp tỉnh căn cứ vào biên chế cán bộ, chiến sĩ đã được Bộ ấn định cho địa phương, tình hình số lượng vật chứng, đồ vật và tài liệu khác thường xuyên phải lưu giữ trong kho vật chứng để quyết định số lượng cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý kho vật chứng ở địa phương mình, theo hướng mỗi kho vật chứng có ít nhất từ hai cán bộ, chiến sĩ trở lên (trong đó một người là thủ kho vật chứng). Thủ kho vật chứng ở Công an cấp tỉnh do Giám đốc công an cấp tỉnh quyết định trong số cán bộ của Phòng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp; thủ kho vật chứng ở công an cấp huyện do Trưởng công an cấp huyện quyết định trong số cán bộ của đội cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp.

      c) Cục trưởng Cục cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp căn cứ vào biên chế cán bộ, chiến sĩ của đơn vị mình, tình hình số lượng vật chứng, đồ vật và tài liệu khác thường xuyên phải lưu giữ trong kho vật chứng để quyết định cán bộ, chiến sĩ cụ thể của Cục mình làm công tác quản lý kho vật chứng, theo hướng có ít nhất từ hai cán bộ, chiến sĩ trở lên (trong đó một người là thủ kho vật chứng).

      d) Kho vật chứng phải được bố trí lực lượng để bảo vệ 24/24 giờ trong ngày.

      đ) Những kho vật chứng đã được xây đựng phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Quy chế quản lý kho vật chứng và phù hợp yêu cầu thực tế thì giữ nguyên trạng và tiếp tục sử dụng làm kho vật chứng, song vẫn phải làm thủ tục quyết định thành lập kho vật chứng. Những kho vật chứng đã được xây dựng nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, không phù hợp yêu cầu thực tế hoặc những nơi chưa có kho vật chứng, thì phải lập hồ sơ đề nghị thành lập, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo kho vật chứng và báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

      Trên đây là nội dung tư vấn. Rất mong những thông tin choa sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Thông tư 06/2003/TT-BCA(V19) Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn