Trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong hoạt động đối ngoại biên phòng là gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/02/2017

Trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong hoạt động đối ngoại biên phòng là gì? Chào các anh, chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại biên phòng, nhưng những quy định về vấn đề này thì tôi không rõ lắm. Nên tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh, chị trong Ban biên tập. Trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong hoạt động đối ngoại biên phòng là gì? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Nguyệt Ánh (anh***@gmail.com)

    • Trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong hoạt động đối ngoại biên phòng được quy định tại Điều 14 Nghị định 89/2009/NĐ-CP về hoạt động đối ngoại biên phòng như sau:

      1. Tham mưu cho Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia, các chủ trương, chính sách về hoạt động đối ngoại biên phòng và tổ chức thực hiện đối ngoại biên phòng theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của Bộ Ngoại giao để quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

      2. Tham gia các đoàn của Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đàm phán, trao đổi giải quyết các vấn đề liên quan đến thực hiện Hiệp ước, Hiệp định về biên giới, Thỏa thuận hợp tác biên phòng theo thẩm quyền để bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

      3. Phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng thực hiện tuần tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ đường biên giới, mốc quốc giới; phối hợp đấu tranh chống tội phạm, ngăn chặn các hoạt động khủng bố, vượt biên, buôn bán vận chuyển các chất ma túy, buôn lậu, buôn bán người qua biên giới, rửa tiền, truy bắt tội phạm, cứu hộ, cứu nạn và tuyên truyền đối ngoại xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

      4. Thực hiện trao đổi tình hình liên quan định kỳ hoặc đột xuất với lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng để:

      a) Thông báo, trao đổi tình hình thực hiện Hiệp định về Quy chế biên giới, Thỏa thuận hợp tác biên phòng; tình hình vi phạm chủ quyền lãnh thổ; công tác phối hợp đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu liên quan đến hai bên biên giới;

      b) Tiếp nhận và trao trả người, tang vật, phương tiện vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới;

      c) Gửi thư phản kháng các hành vi vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới và các Thỏa thuận đã ký kết;

      d) Thông báo việc hạn chế hoặc tạm dừng qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.

      5. Mời hoặc thăm xã giao theo lời mời; tổ chức đón tiếp lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng đến làm việc, thăm xã giao chúc mừng nhân dịp ngày lễ, tết hoặc chia buồn khi có quốc tang, thiên tai, hỏa hoạn và các hoạt động khác theo kế hoạch, chỉ đạo của trên.

      6. Tổ chức sơ, tổng kết thực hiện công tác đối ngoại biên phòng.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng trong hoạt động đối ngoại biên phòng. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 89/2009/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn