Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh trong hoạt động điều tra, giải quyết vụ việc cháy, nổ

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/07/2017

Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh trong hoạt động điều tra, giải quyết cháy nổ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn văn Thanh, hiện tại tôi đang là sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Vừa qua tôi có tìm hiểu về trách nhiệm của cac cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, giải quyết các vụ việc cháy nổ. Cho tôi hỏi, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh có trách nhiệm như thế nào trong công tác giải quyết cháy, nổ? Tôi có thể tìm hiểu quy định của pháp luật tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Nguyễn Văn Thanh (thanhvan*****@gmail.com)

    • Trách nhiệm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh trong hoạt động điều tra, giải quyết vụ việc cháy, nổ được quy định tại Điều 10 Thông tư 39/2015/TT-BCA về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy, nổ của lực lượng Công an nhân dân. Cụ thể là:

      Tiến hành điều tra các vụ cháy, nổ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; các vụ cháy, nổ thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra, theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.

      Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh được thành lập tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chịu trách nhiệm quản lý tình hình an ninh, trật tự, tình hình tội phạm trong phạm vi tỉnh, thành phố trục thuộc trung ương do mình quản lý. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có chức năng điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm theo pháp luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân) và các vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

      Cháy, nổ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: cháy do nhiệt độ cao đủ sức đốt cháy một số chất như que diêm, hàn điện,...; do tác dụng của hoá chất, do phản ứng hóa học; do điện; do ma sát tĩnh điện của các vật thể chất cháy với nhau; do tia bức xạ; do sét đánh, tia lửa sét; do áp suất thay đổi đột ngột; các đường ống dẫn khí cháy, các bể chứa nhiên liệu dễ cháy gặp lửa hay tia lửa điện có thể gây cháy, nổ; nổ do thuốc súng, bom, đạn;.... Nhưng để xác định được vụ việc cháy, nổ là hậu quả khách quan hay là do chủ quan thì cần phải có sự điều tra, xem xét kỹ lưỡng.

      Trường hợp, trong quá trình điều tra, giải quyết, tìm ra nguyên nhân vụ cháy, nổ mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm, mà tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc tội phạm đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh tiến hành khởi tố vụ án hình sự, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ điều tra hoàn thiện hồ sơ vụ án hình sự theo Bộ Luật tố tụng hình sự, sau đó gửi toàn bộ hồ sơ và đề nghị truy tố cho Viên kiểm sát nhân dân cùng cấp.

      Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh trong hoạt động điều tra, giải quyết vụ việc cháy, nổ. Để biết thêm thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 39/2015/TT-BCA.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn