Trách nhiệm của Thẩm phán là gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/11/2016

Trách nhiệm của Thẩm phán là gì? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên luật của ĐH Đà Lạt, vì mới học năm nhất nên có nhiều vấn đề em chưa được học và hướng dẫn. Em có tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân các cấp, nhưng có vài điều chưa được rõ. Anh chị cho em hỏi: Trách nhiệm của Thẩm phán là gì? Rất mong nhận được sự giải đáp của quý anh chị!

    • Theo quy định hiện hành tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì trách nhiệm của Thẩm phán được quy định như sau:

      1. Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

      2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

      3. Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án.

      4. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.

      5. Học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Tòa án.

      6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật.

      Trách nhiệm của Thẩm phán được quy định tại Điều 76 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn