Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong giám định tư pháp lĩnh vực tài chính như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/07/2022

Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào? Trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong giám định tư pháp như thế nào? 

Xin hãy giải đáp giúp tôi theo quy định mới nhất của luật.

    • Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính như thế nào?

      Tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư 40/2022/TT-BTC' onclick="vbclick('7F413', '370092');" target='_blank'>Điều 25 Thông tư 40/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/8/2022) trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ trong giám định tư pháp như sau:

      a) Thực hiện trách nhiệm liên quan đến việc tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, thành lập Hội đồng giám định theo quy định tại Thông tư này.

      b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan căn cứ nội dung trưng cầu giám định tư pháp để trình Bộ cử giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định tại Thông tư này.

      c) Hằng năm, trên cơ sở đề xuất khen thưởng của các đơn vị có liên quan, phối hợp với Vụ Thi đua khen thưởng kịp thời khen thưởng người giám định tư pháp có thành tích xuất sắc trong hoạt động giám định tư pháp.

      d) Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Thông tư này.

      Trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong giám định tư pháp lĩnh vực tài chính như thế nào?

      Theo Khoản 3 Điều 25 Thông tư 40/2022/TT-BTC' onclick="vbclick('7F413', '370092');" target='_blank'>Điều 25 Thông tư 40/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/8/2022) trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong giám định tư pháp như sau:

      a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính theo phân công, chỉ đạo của Bộ.

      b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền phổ biến pháp luật về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính.

      c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ giám định và kiến thức pháp lý cần thiết cho đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, cán bộ chuyên môn làm công tác giám định trong lĩnh vực tài chính.

      d) Chủ trì thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá về tình hình thực hiện công tác giám định tư pháp.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn