Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của thành viên Chính phủ là Bộ trưởng được quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/08/2022

Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của thành viên Chính phủ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định như thế nào? Cách thức giải quyết công việc của thành viên Chính phủ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định như thế nào?

Nhờ anh/chị tư vấn.

    • 1. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của thành viên Chính phủ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định như thế nào?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của thành viên Chính phủ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ như sau:

      Thành viên Chính phủ thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Hiến pháp và pháp luật; phải có trách nhiệm chủ động, tích cực tham gia hiệu quả giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm đối với các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo quy định; chịu trách nhiệm rà soát, xem xét kỹ và trình các đề án, dự án, dự thảo, báo cáo của Chính phủ trước cơ quan có thẩm quyền và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phân công, ủy quyền.

      2. Cách thức giải quyết công việc của thành viên Chính phủ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định như thế nào?

      Tại Khoản 2 Điều 7 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP cách thức giải quyết công việc của thành viên Chính phủ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ như sau:

      a) Chủ động, tích cực, kịp thời đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vướng mắc trong thực tiễn, các chủ trương, cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật cần thiết để sửa đổi, bổ sung, ban hành, việc thí điểm thực hiện cơ chế, chính sách đối với những vấn đề mới chưa quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

      b) Chủ động, tích cực rà soát, báo cáo, làm việc kịp thời với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ khác về các công việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các công việc khác có liên quan hoặc thấy cần thiết;

      c) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành chính sách, pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công, ủy quyền;

      d) Phải có trách nhiệm tham dự đầy đủ, chuẩn bị kỹ, thể hiện rõ quan điểm, chính kiến, trách nhiệm của mình trong các phiên họp Chính phủ, cuộc họp Thường trực Chính phủ; thảo luận, biểu quyết tại phiên họp Chính phủ; ghi rõ, đầy đủ ý kiến trong phiếu ghi ý kiến thành viên Chính phủ và trả lời đúng thời hạn quy định;

      đ) Chủ động chủ trì họp với các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan để giải quyết công việc được phân công theo thẩm quyền hoặc thảo luận, thống nhất những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan, địa phương trước khi trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ;

      e) Các cách thức khác theo quy định tại điểm p khoản 2 Điều 5 Quy chế này;

      g) Mỗi thành viên Chính phủ được cấp tài khoản trên các hệ thống thông tin, dữ liệu của Chính phủ để nhận, gửi tài liệu họp, trao đổi ý kiến, giải quyết công việc hoặc khai thác thông tin, dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành theo thẩm quyền.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn