Trách nhiệm, phạm vi và quan hệ giải quyết công việc của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 23/04/2018

Trách nhiệm, phạm vi và quan hệ giải quyết công việc của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi là Đức Tuấn, mới tiếp nhận công tác tại Sở Giao thông vận tải Hải Phòng. Trong quá trình làm việc, một số vấn đề tôi chưa nắm rõ, mong các bạn giải đáp giùm. Cho tôi hỏi, pháp luật hiện nay quy định cụ thể ra sao về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải? Tôi có thể tham khảo thêm thông tin này tại văn bản nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Chúc các bạn sức khỏe và thành công! (0908***)

    • Trách nhiệm, phạm vi và quan hệ giải quyết công việc của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải được quy định tại Điều 7 Quy chế làm việc của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 685/QĐ-BGTVT năm 2017 như sau:

      1. Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả thực hiện công việc được giao; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật và của Bộ.

      2. Đối với những việc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết hoặc không đủ điều kiện thực hiện; các kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch công tác, Thủ trưởng đơn vị chủ trì phải kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định; không chuyển công việc thuộc thẩm quyền của đơn vị mình sang đơn vị khác hoặc chuyển Lãnh đạo Bộ; không giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của đơn vị khác, trừ trường hợp được Lãnh đạo Bộ giao trực tiếp.

      Đối với những vấn đề Lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo về chủ trương, cách thức giải quyết nhưng đơn vị thấy có vướng mắc về tính pháp lý, tính khả thi hoặc những vấn đề phát sinh trên thực tế dẫn đến không thể thực hiện được theo đúng chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ thì được tham mưu trình theo ý kiến của mình và phải giải thích rõ lý do. Nếu Lãnh đạo Bộ vẫn giữ ý kiến chỉ đạo như trước thì đơn vị chấp hành, thực hiện theo đúng ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, đồng thời được bảo lưu ý kiến của mình.

      3. Chủ động phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị khác để xử lý những vấn đề có liên quan đến những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ. Thủ trưởng đơn vị được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời theo đúng yêu cầu của đơn vị chủ trì, trường hợp văn bản không yêu cầu thời hạn trả lời thì trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc (trường hợp phải hỏi ý kiến của đơn vị bên dưới thì không quá 15 ngày làm việc), kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, tài liệu phải trả lời và chịu trách nhiệm về nội dung trả lời.

      4. Thực hiện những nhiệm vụ do Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng giao; được Bộ trưởng ủy quyền giải quyết hoặc ký thừa lệnh một số văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước Bộ trưởng về nội dung được ủy quyền.

      5. Xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy chế làm việc của đơn vị mình phù hợp với Quy chế làm việc của Bộ; phân công công tác cho cấp phó và cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý.

      6. Khi vắng mặt khỏi cơ quan từ 01 ngày trở lên, phải có văn bản báo cáo Bộ trưởng và ủy quyền cho cấp phó quản lý, điều hành đơn vị. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị, trước Lãnh đạo Bộ và trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị trong thời gian được ủy quyền,

      7. Điều hành đơn vị mình chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, Quy chế làm việc của Bộ; các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở.

      8. Tiếp nhận toàn bộ văn bản từ văn thư (hoặc người được giao làm nhiệm vụ văn thư) của đơn vị và các đơn vị khác chuyển đến để phân công Lãnh đạo đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức xử lý. Đôn đốc, chỉ đạo chung trong Lãnh đạo đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành công việc theo đứng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

      9. Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện nghiêm túc chế độ công vụ, nội quy, Quy chế làm việc của Bộ và đơn vị; kiến nghị Lãnh đạo Bộ việc tiếp nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị theo quy định của pháp luật.

      10. Tổ chức và chủ trì các cuộc họp của đơn vị để xử lý công việc, sơ kết, tổng kết, kiểm điểm công tác, trao đổi kinh nghiệm, nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị.

      11. Khi được Lãnh đạo Bộ ủy quyền đại diện cho Bộ tham dự các cuộc họp, hội nghị của Bộ, ngành, địa phương hoặc trả lời phỏng vấn của các phương tiện thông tin đại chúng, phải chuẩn bị tài liệu, lấy ý kiến các đơn vị có liên quan (trong trường hợp cần thiết) và tham gia phát biểu, trả lời phỏng vấn theo đúng Quy chế phát ngôn của Bộ.

      Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm, phạm vi và quan hệ giải quyết công việc của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 685/QĐ-BGTVT năm 2017.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn