Trợ giảng có được thay mặt giảng viên chấm bài thi không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 23/07/2022

Trợ giảng có được thay mặt giảng viên chấm bài thi không? Những nhiệm vụ mà giảng viên đại học có thể làm?

Chào ban biên tập, em đang là sinh viên đại học, ở một số môn học em thấy giảng viên có trợ giảng mang theo, vậy không biết khi chấm bài thi thì người trợ giảng này có được phép chấm thay giảng viên hay không? Xin nhờ ban biên tập giải đáp.

    • Trợ giảng có được thay mặt giảng viên chấm bài thi không?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của trợ giảng như sau:

      1. Nhiệm vụ:

      a) Hỗ trợ giảng viên (hạng III), giảng viên chính (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng I) trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thực tập và chấm bài;

      b) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;

      c) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

      Như vậy, trợ giảng chỉ được hỗ trợ giảng viên trong hoạt động giảng dạy bao gồm việc chấm bài chứ không được phép thay mặt giảng viên chấm bài thi.

      Những nhiệm vụ mà giảng viên đại học có thể làm?

      Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của giảng viên như sau:

      1. Nhiệm vụ:

      a) Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định;

      b) Tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo;

      c) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo, sách hướng dẫn, biên dịch sách và giáo trình bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi chung là sách phục vụ đào tạo);

      d) Tổ chức, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

      d) Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập;

      e) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;

      g) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT Tải về
    • Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn