Từ ngày 12/09/2023, những Thông tư nào của Bộ Tài nguyên và Môi trường hết hiệu lực thi hành?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/03/2023

Xin hỏi sắp tới những Thông tư nào của Bộ Tài nguyên và Môi trường hết hiệu lực thi hành? - Câu hỏi của Hạnh Nguyên (Tiền Giang).

    • Từ ngày 12/09/2023, những Thông tư nào của Bộ Tài nguyên và Môi trường hết hiệu lực thi hành?

      Căn cứ Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BTNMT (có hiệu lực thi hành từ ngày 12/09/2023) có quy định như sau:

      Điều khoản thi hành

      1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 9 năm 2023.

      2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các Thông tư sau hết hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này:

      a) Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

      b) Thông tư số 13/2012/TT-BTNMT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của Dioxin trong một số loại đất”;

      c) Thông tư số 43/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

      d) Thông tư số 64/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

      đ) Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

      e) Thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

      g) Thông tư số 67/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

      ....

      Như vậy, các Thông tư sau đây của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ hết hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 9 năm 2023:

      - Thông tư 16/2009/TT-BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

      - Thông tư 13/2012/TT-BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của Dioxin trong một số loại đất;

      - Thông tư 43/2013/TT-BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

      - Thông tư 64/2015/TT-BTNMT về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

      - Thông tư 65/2015/TT-BTNMT về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

      - Thông tư 66/2015/TT-BTNMT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

      - Thông tư 67/2015/TT-BTNMT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

      (Hình từ Internet)

      Ban hành những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh đầu năm 2023?

      Theo Thông tư 01/2023/TT-BTNMT quy định các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh như sau:

      Cụ thể 05 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh mới được ban hành, bao gồm:

      - QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất;

      - QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí;

      - QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

      - QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

      - QCVN 10:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển.

      Thông tư 01/2023/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 9 năm 2023.

      Những cơ quan nào thực hiện xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia?

      Tại Điều 7 Thông tư 26/2019/TT-BKHCN có quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và ban hành QCVN như sau:

      Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và ban hành QCVN

      1. Bước 1: thành lập ban soạn thảo

      a) Tuỳ theo điều kiện cụ thể, các bộ, cơ quan ngang bộ, thành lập ban soạn thảo QCVN hoặc chỉ định cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc (sau đây viết tắt là ban soạn thảo) để xây dựng QCVN.

      b) Ban soạn thảo cần có sự tham gia của đại diện bộ, ngành, các tổ chức có liên quan và các chuyên gia.

      2. Bước 2: biên soạn dự thảo QCVN

      a) Chuẩn bị biên soạn dự thảo

      a1) Thu thập, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án xây dựng QCVN.

      a2) Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và mức độ rủi ro liên quan đến đối tượng quản lý và nội dung chính của dự án xây dựng QCVN.

      a3) Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu các cam kết quốc tế có liên quan đến dự án xây dựng QCVN.

      a4) Chuẩn bị và thông qua đề cương chi tiết triển khai dự án xây dựng QCVN kèm theo khung nội dung dự thảo QCVN.

      a5) Đề nghị với Bộ Tài chính (thông qua Tổng cục Hải quan) phối hợp rà soát, xác định mã số HS cho đối tượng sản phẩm, hàng hóa dự kiến thuộc pham vi điều chỉnh của QCVN.

      a6) Công tác khác có liên quan.

      b) Triển khai biên soạn dự thảo QCVN

      b1) Biên soạn dự thảo trên cơ sở khung nội dung dự thảo đã được ban soạn thảo thống nhất và viết thuyết minh.

      b2) Tổng hợp, nghiên cứu tài liệu kỹ thuật; đánh giá thực trạng, tiến hành lấy mẫu phân tích, thử nghiệm, khảo nghiệm, áp dụng thử (nếu có) để xác định các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật; phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của đối tượng quản lý để xác định phương thức quản lý phù hợp trong dự thảo QCVN.

      b3) Xác định mã HS ở cấp độ chi tiết (8 số) cho đối tượng quản lý là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.

      b4) Tổ chức hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan (ưu tiên mời các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp, người dân... là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của quy chuẩn kỹ thuật) để minh bạch thông tin, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo QCVN.

      b5) Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa dự thảo, trình bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN để xem xét gửi lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

      3. Bước 3: lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo QCVN

      a) Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức xem xét dự thảo

      a1) Gửi dự thảo QCVN kèm theo thuyết minh đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để lấy ý kiến (gửi lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng trực tiếp chịu tác động của dự thảo QCVN).

      Trong trường hợp QCVN được ban hành có khả năng ảnh hưởng thương mại quốc tế, bộ, cơ quan ngang bộ gửi dự thảo QCVN đến Văn phòng TBT Việt Nam để xác định sự cần thiết thông báo cho WTO theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BKHCN ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định hoạt động, phối hợp trong mạng lưới các Cơ quan Thông báo và Hỏi đáp và Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (sau đây viết tắt là Thông tư số 16/2018/TT-BKHCN).

      a2) Đồng thời với việc gửi dự thảo lấy ý kiến, thông báo về việc lấy ý kiến ưên Công thông tin điện tử hoặc tạp chí, ân phẩm chính thức của bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN. Thời gian lấy ý kiến góp ý cho dự thảo ít nhất 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày gửi dự thảo đi lấy ý kiến.

      Trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường, thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn. Thời gian lấy ý kiến ngắn hơn thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN, nhưng không ngắn hơn 30 ngày.

      b) Trên cơ sở các ý kiến góp ý, ban soạn thảo xử lý, tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo QCVN và lập hồ sơ dự thảo QCVN theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 78/2018/NĐ-CP.

      c) Báo cáo quá trình xây dựng, thuyết minh dự án phải có dấu xác nhận của cơ quan biên soạn.

      d) Các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN tổ chức thẩm tra, xem xét hồ sơ, nội dung dự thảo QCVN để báo đảm phù hợp với kế hoạch, dự án đã được phê duyệt và có công văn đề nghị thẩm định, trong đó xác nhận tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định.

      4. Bước 4: thẩm định dự thảo QCVN

      a) Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thảo QCVN theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 78/2018/NĐ-CP.

      Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chuyển hồ sơ đến bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN để hoàn chỉnh hồ sơ.

      b) Tổ chức thẩm định dự thảo QCVN thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 78/2018/NĐ-CP.

      c) Trường hợp dự thảo QCVN có tính chất phức tạp, đối tượng quản lý thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của nhiều bộ, ngành, có ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, thương mại, dự thảo QCVN chưa lấy đủ ý kiến của các bộ, ngành có liên quan trực tiếp đến đối tượng quản lý, Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến bổ sung hoặc đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN lấy ý kiến bổ sung.

      d) Trường hợp có sự chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng quản lý của dự thảo QCVN với hệ thống QCVN, có nhiều ý kiến góp ý không thống nhất với dự thảo QCVN gửi thẩm định.

      Bộ Khoa học và Công nghệ chuyển hồ sơ đến bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN và thông báo rõ lý do để bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN chỉnh lý nội dung dự thảo sau đó tiếp tục gửi thẩm định. Thời gian bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN chỉnh lý nội dung dự thảo không tính vào thời gian thẩm định QCVN.

      đ) Trên cơ sở kết quả thẩm định, lập hồ sơ thẩm định dự thảo QCVN và thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định đến các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN.

      5. Bước 5: ban hành QCVN

      a) Trường hợp nhất trí với ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ, cơ quan ngang bộ hoàn thiện dự thảo và ban hành QCVN trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định;

      b) Trường hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

      6. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện Điều này.

      Như vậy, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn