Việc cho rút tên, xóa tên, thôi giữ chức vụ bí thư, phó bí thư chấp hành đoàn các cấp được quy định ra sao?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/10/2019

Ban biên tập cho tôi hỏi. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc cho rút tên, xóa tên, thôi giữ chức vụ bí thư, phó bí thư chấp hành đoàn các cấp được quy định ra sao?

    • Việc cho rút tên, xóa tên, thôi giữ chức vụ bí thư, phó bí thư chấp hành đoàn các cấp được quy định tại Hướng dẫn 22HD/TWĐTN năm 2013 thực hiện Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể:

      a) Xây dựng ban chấp hành bảo đảm 5 yêu cầu cơ bản sau:

      - Đảm bảo tiêu chuẩn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn quy định.

      - Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

      - Đảm bảo tính thiết thực.

      - Đảm bảo tính kế thừa.

      - Đảm bảo độ tuổi bình quân.

      b) Cơ cấu ban chấp hành: Cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, chủ chốt các cấp; đoàn viên tiêu biểu có điều kiện và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

      - Coi trọng cán bộ trưởng thành từ phong trào thanh niên. Đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ, thành phần dân tộc, cán bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội,...

      - Trong dự kiến cơ cấu ban chấp hành cần dự kiến cả nhiệm vụ sẽ được phân công sau đại hội.

      c) Số lượng ủy viên ban chấp hành đoàn các cấp:

      - Chi đoàn:

      + Có dưới 9 đoàn viên: Có bí thư, nếu cần thiết thì có thể có 01 phó bí thư.

      + Có từ 9 đoàn viên trở lên: Ban chấp hành có từ 3 đến 5 ủy viên, trong đó có bí thư và phó bí thư.

      - Đoàn cơ sở: Ban chấp hành có từ 5 đến 15 ủy viên. Nếu ban chấp hành có dưới 9 ủy viên thì có bí thư và 01 phó bí thư; có từ 9 ủy viên trở lên thì bầu ban thường vụ gồm bí thư, phó bí thư và các ủy viên ban thường vụ; trường hợp cần thiết, sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp ủy đảng cùng cấp và đoàn cấp trên trực tiếp ban chấp hành có thể bầu 2 phó bí thư.

      - Đoàn cấp huyện: Ban chấp hành có từ 15 đến 33 ủy viên; ban thường vụ có từ 5 đến 11 ủy viên. Trong ban thường vụ có bí thư và từ 1 đến 2 phó bí thư, trường hợp đặc biệt có thể có 3 phó bí thư do ban chấp hành quyết định sau khi xin ý kiến và được sự đồng ý của cấp ủy đảng cùng cấp và đoàn cấp trên trực tiếp.

      - Đoàn cấp tỉnh: Ban chấp hành có từ 21 đến 45 ủy viên; ban thường vụ có từ 7 đến 15 ủy viên và không quá 3 phó bí thư.

      + Tỉnh đoàn Thanh Hóa, Tỉnh đoàn Nghệ An được phép bầu không quá 55 ủy viên ban chấp hành, 17 ủy viên ban thường vụ và 4 phó bí thư. Thành đoàn Hà Nội, Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh được phép bầu không quá 61 ủy viên ban chấp hành, 19 ủy viên ban thường vụ và 4 phó bí thư.

      + Trường hợp đặc biệt do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quyết định.

      Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn