Việc chuyển đổi vị trí công tác là đúng pháp luật

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/09/2016

Tôi làm công tác tài chính kế toán đã nhiều năm. Cuối năm 2007 cơ quan có chủ trương chuyển đổi vị trí công tác cho một số người, trong đó có tôi (lúc thực hiện chuyển đổi tôi đang điều trị bệnh, sau đó tôi là người được chuyển đổi vị trí công tác sau cùng). Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân đã nhiều tuổi nên tôi làm đơn đề nghị cho tôi được ở vị trí công tác cũ nhưng không được chấp nhận. Xin hỏi việc cơ quan thực hiện việc chuyển đổi là căn cứ vào quy định nào của nhà nước và nguyên tắc việc chuyển đổi này quy định như thế nào?

    • Theo quy định tại Pháp lệnh cán bộ, công chức, viên chức; Luật Phòng chống tham nhũng và Nghị định 158 ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức. Vị trí công tác thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 158 này là các vị trí có liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng. Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác được hiểu là việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định điều động, bố trí, phân công lại vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức có thời hạn công tác đủ 36 tháng tại các vị trí trong các lĩnh vực, ngành, nghề quy định (gồm 21 nghành nghề theo Điều 8 của Nghị định 158). Về nguyên tắc khi thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác: + Việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Nghị định 158 là bắt buộc, thường xuyên, áp dụng đối với tất cả các cán bộ, công chức, viên chức được bố trí vào các vị trí công tác thuộc các lĩnh vực, ngành, nghề quy định (21 ngành nghề). + Phải khách quan, công tâm, khoa học và hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ; chống biểu hiện bè phái, chủ nghĩa cá nhân, không gây mất đoàn kết, không làm xáo trộn sự ổn định trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. + Phải đúng nguyên tắc hoán vị, không ảnh hưởng đến việc tăng, giảm biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị. + Phải được tiến hành theo kế hoạch, được công bố công khai, trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị và gắn với trách nhiệm của nghiệp đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nghị định cũng quy định những hành vi bị cấm trong việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như: Không hực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trái với chuyên môn, nghiệp vụ đang làm hoặc đang phụ trách. Cấm việc lợi dụng các quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì mục đích vụ lợi hoặc để trù đập cán bộ, công chức, viên chức. Từ các quy định của pháp luật thấy rằng việc cơ quan chị thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác của chị là đúng pháp luật.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn