Việc đứng tên đưa tin buồn đối với Lễ tang cấp cao được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/11/2016

Việc đứng tên đưa tin buồn đối với Lễ tang cấp cao được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Hiện tại tôi đang có thắc trong việc tổ chức tang lễ đối với cán bộ, viên chức nhà nước. Anh chị cho tôi hỏi: Việc đứng tên đưa tin buồn đối với Lễ tang cấp cao được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị!

    • Theo quy định hiện hành tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP thì việc đứng tên đưa tin buồn đối với Lễ tang cấp cao được quy định như sau:

      1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng và cơ quan đã hoặc đang trực tiếp quản lý người từ trần đứng tên đưa tin buồn đối với các chức danh là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

      2. Đối với các chức danh còn lại, cơ quan đã hoặc đang trực tiếp quản lý người từ trần; cấp ủy, chính quyền địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần đứng tên đưa tin buồn.

      3. Tin buồn đăng trên trang nhất báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, báo Công an nhân dân, báo ngành và báo địa phương nơi quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.

      Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin buồn.

      Việc đứng tên đưa tin buồn đối với Lễ tang cấp cao được quy định tại Điều 35 Nghị định 105/2012/NĐ-CP về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Nghị định 105/2012/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn