Viên chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III bao nhiêu năm?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 30/05/2023

Xin hỏi: Viên chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III bao nhiêu năm?- Câu hỏi của chị My (Bình Định).

    • Giáo viên mầm non hạng II phải đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?

      Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên mầm non hạng II như sau:

      Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25

      ...

      3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

      a) Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên;

      b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

      ...

      Như vậy, giáo viên mầm non hạng II cần đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:

      - Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên;

      - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

      Viên chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)

      Viên chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III bao nhiêu năm?

      Tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định về số thời gian tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III để được xét thăng hạng lên giáo viên mầm non hạng II như sau:

      Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25

      ...

      4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

      a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao;

      b) Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non; chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;

      c) Chủ động tổ chức và phối hợp kịp thời với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

      d) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;

      đ) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên hoặc được nhận bằng khen hoặc giấy khen từ cấp huyện trở lên;

      e) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) hoặc tương đương từ đủ 03 (ba) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

      Như vậy, từ 30/05/2023, để được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, viên chức cần có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III hoặc tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

      Nhiệm vụ của Giáo viên mầm non hạng II là gì?

      Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng II như sau:

      Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25

      1. Nhiệm vụ

      Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng III, giáo viên mầm non hạng II phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

      a) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp trường trở lên; hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

      b) Đề xuất các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ (khối) chuyên môn;

      c) Tham gia ban giám khảo các hội thi cấp học mầm non từ cấp trường trở lên;

      d) Tham gia các hoạt động chuyên môn khác như hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá ngoài; kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).

      ...

      Như vậy, giáo viên mầm non hạng II thực hiện những nhiệm vụ như sau:

      - Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp được phân công phụ trách theo Chương trình giáo dục mầm non; thực hiện công tác giáo dục hòa nhập và quyền trẻ em;

      - Trau dồi đạo đức nghề nghiệp; gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em;

      - Rèn luyện sức khỏe; hoàn thành các khóa học, các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ;

      - Tham gia các hoạt động chuyên môn; bảo quản và sử dụng thiết bị giáo dục được giao;

      - Phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

      - Thực hiện nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật, ngành Giáo dục, nhà trường và địa phương;

      - Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

      - Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp trường trở lên; hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

      - Đề xuất các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ (khối) chuyên môn;

      - Tham gia ban giám khảo các hội thi cấp học mầm non từ cấp trường trở lên;

      - Tham gia các hoạt động chuyên môn khác như hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá ngoài; kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn