Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát cơ động được quy định ra sao?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/12/2022

Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát cơ động được quy định ra sao? Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát cơ động trong tuần tra kiểm soát? Tổ chức xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trại trụ sở đơn vị của Cảnh sát cơ động?

Xin được giải đáp theo quy định mới nhất. 

    • Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát cơ động được quy định ra sao?

      Căn cứ Điều 22 Thông tư 54/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau:

      1. Vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ trang bị cho Cảnh sát cơ động.

      2. Phương tiện gồm: Ô tô, mô tô, xe đặc chủng, các loại tàu thuyền, tàu bay trực thăng và các loại phương tiện khác được lắp đặt đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên được quyền ưu tiên theo quy định của pháp luật. Hai bên thành ô tô, xe đặc chủng, các loại tàu thuyền, tàu bay trực thăng tuần tra có in phù hiệu Cảnh sát cơ động phản quang; hai bên bình xăng hoặc ở sườn hai bên thùng phía sau mô tô tuần tra có phù hiệu Cảnh sát cơ động phản quang.

      3. Thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ gồm:

      a) Máy quay phim; máy chụp ảnh, ghi âm;

      b) Đèn pin chiếu sáng;

      c) Máy bộ đàm;

      d) Thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thông tin liên lạc khác theo quy định của Bộ Công an.

      (Hình ảnh minh họa)

      Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát cơ động trong tuần tra kiểm soát?

      Theo Điều 23 Thông tư 54/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau:

      1. Đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng liên tục trong các trường hợp sau:

      a) Tuần tra, kiểm soát cơ động chiến đấu;

      b) Kiểm soát tại một điểm, chốt trong địa bàn, khu vực trọng điểm; tuyến, mục tiêu phức tạp về an ninh, trật tự hoặc khi có sự kiện chính trị quan trọng.

      2. Khi sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại Điều 22 Thông tư này phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

      Tổ chức xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trại trụ sở đơn vị của Cảnh sát cơ động?

      Tại Điều 20 Thông tư 54/2022/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định giải quyết, xử lý vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị như sau:

      1. Tổ chức xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự:

      a) Đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc Công an các đơn vị, địa phương có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự bố trí cán bộ Cảnh sát cơ động và địa điểm giải quyết, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an;

      b) Địa điểm giải quyết vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự bố trí ở vị trí thuận lợi, có diện tích phù hợp, trang nghiêm, có chỗ ngồi cho người đến liên hệ giải quyết; niêm yết sơ đồ chỉ dẫn nơi làm việc, lịch tiếp dân; biển chức danh của cán bộ làm nhiệm vụ; số điện thoại; nội quy tiếp dân; hòm thư góp ý và nội dung một số văn bản có liên quan đến xử lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự.

      3. Trình tự giải quyết vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự tại trụ sở đơn vị, thực hiện như sau:

      a) Tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính từ người vi phạm đối chiếu với hồ sơ vi phạm (trường hợp làm mất biên bản vi phạm hành chính, phải đối chiếu kỹ thông tin về nhân thân của người vi phạm với hồ sơ vi phạm); không giải quyết vụ việc đối với người trung gian (trừ trường hợp được ủy quyền theo quy định của pháp luật) hoặc ngoài vị trí quy định giải quyết vi phạm hành chính của đơn vị;

      b) Thông báo hình thức, mức xử phạt, biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác;

      c) Giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người bị xử phạt hoặc người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền;

      d) Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu biên lai thu tiền phạt (hoặc chứng từ thu, nộp tiền phạt khác theo quy định của pháp luật) với hồ sơ vi phạm hành chính và lưu hồ sơ;

      đ) Trả lại tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ theo thủ tục hành chính (trừ trường hợp bị tước quyền sử dụng hoặc bị tịch thu) cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Nếu cá nhân, tổ chức nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy tờ thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. Khi trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải có quyết định và lập biên bản theo quy định;

      e) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính qua tài khoản, dịch vụ bưu chính công ích, Cổng dịch vụ Công quốc gia, Cổng dịch vụ Công Bộ Công an thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và của Bộ Công an.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn