Xác minh vụ việc có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 04/09/2017

Xác minh vụ việc có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trần Anh Đức hiện đang sing sống và làm việc tại Nghệ An, có một thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp như sau: Xác minh vụ việc có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! (0978******)

    • Xác minh vụ việc có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
      (ảnh minh họa)
    • Xác minh vụ việc có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực được pháp luật quy định tại Điều 11 Thông tư 14/2014/TT-BCT quy định trình tự xác minh và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng Cơ quan điều tiết điện lực do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành như sau:

      1. Việc xác minh vụ việc được thực hiện bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

      a) Thu thập chứng cứ, tang vật, phương tiện, tài liệu liên quan đến hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính;

      b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính giải trình;

      c) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc;

      d) Lấy ý kiến chuyên gia;

      đ) Trưng cầu giám định.

      2. Các biện pháp xác minh quy định tại Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều này được thực hiện thông qua việc gửi văn bản lấy ý kiến hoặc trao đổi trực tiếp. Trường hợp trao đổi trực tiếp, cán bộ thụ lý, xác minh vụ việc có trách nhiệm:

      a) Xuất trình giấy giới thiệu;

      b) Ghi biên bản làm việc. Biên bản làm việc phải ghi rõ ràng, cụ thể nội dung làm việc, liệt kê các tài liệu, chứng cứ do tổ chức, cá nhân cung cấp (nếu có) và có chữ ký của người được lấy ý kiến. Trong trường hợp biên bản có nhiều tờ, người được lấy ý kiến phải cùng ký vào từng tờ biên bản. Trường hợp người được lấy ý kiến từ chối ký vào biên bản thì cán bộ thụ lý, xác minh vụ việc phải ghi rõ lý do vào biên bản.

      Trên đây là nội dung câu trả lời về vệc xác minh vụ việc có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 14/2014/TT-BCT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 11 Thông tư 14/2014/TT-BCT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn