Xử lý đối với hành vi binh sĩ đào ngũ như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/05/2022

Xử lý đối với hành vi binh sĩ đào ngũ như thế nào? Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với binh sĩ như thế nào? Con tôi là binh sĩ có trốn về nhà 02 ngày thăm người yêu bị bệnh. Con tôi như vậy khi quay lại quân ngũ thì bị xử phạt như thế nào? 

    • Xử lý đối với hành vi binh sĩ đào ngũ như thế nào?

      Căn cứ Điều 20 Thông tư 16/2020/TT-BQP' onclick="vbclick('6AA8D', '363972');" target='_blank'>Điều 20 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định hình thức kỷ luật với hành vi đào ngũ như sau:

      1. Tự ý rời khỏi đơn vị lần đầu quá 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; quá 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không thuộc các trường hợp được quy định tại Bộ luật hình sự thì bị kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.

      2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc:

      a) Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;

      b) Khi đang làm nhiệm vụ;

      c) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

      d) Lôi kéo người khác tham gia.
      Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi đào ngũ:

      Căn cứ Điều 8 Nghị định 120/2013/NĐ-CP' onclick="vbclick('332C6', '363972');" target='_blank'>Điều 8 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt i phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ như sau:

      1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

      a) Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;

      b) Chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ.

      2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
      Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi đào ngũ, con bạn sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và xử lý kỷ luật.

      Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi đào ngũ:

      Căn cứ Điều 402 Bộ luật hình sự 2015' onclick="vbclick('486D5', '363972');" target='_blank'>Điều 402 Bộ luật hình sự 2015 về Tội đào ngũ như sau:

      1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

      a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

      b) Lôi kéo người khác phạm tội;

      c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

      d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

      a) Trong chiến đấu;

      b) Trong khu vực có chiến sự;

      c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

      d) Trong tình trạng khẩn cấp;

      đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

      Đối với hành vi đào ngũ của con bạn thuộc trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể bị phạt tù cải tạo không giam giữ đến phạt tù 12 năm.

      Như vậy, tùy tính chất mức độ hậu quả của việc đào ngũ, con bạn sẽ bị xử lý kỷ luật và xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.

      Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với binh sĩ như thế nào?

      Căn cứ Điều 41 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với binh sĩ như sau:

      1. Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản, trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.

      2. Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập thể cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật.

      3. Người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh trực tiếp hoặc ủy quyền cho cấp có thẩm quyền trực tiếp gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Nếu người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, để kết luận về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật đối với người vi phạm.

      4. Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.

      5. Báo cáo cấp ủy Đảng cỏ thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).

      6. Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp.

      7. Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn