Xử lý vi phạm đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 12/07/2017

Xử lý vi phạm đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế trong việc quản lý thuế được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thái An hiện đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Qua tìm hiểu về luật quản lý thuế tôi được biết không chỉ có người có nghĩa vụ thuế phải thực hiện theo quy định pháp luật về thuế, mà các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế có liên quan trong quản lý thuế nếu vi phạm cũng sẽ bị xử lý theo pháp luật. Vậy với trường hợp vi phạm này được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Thái An 0925489***

    • Xử lý vi phạm đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế trong việc quản lý thuế được pháp luật quy định tại Điều 114 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật quản lý thuế do Văn phòng Quốc hội ban hành như sau:

      1. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp,100 tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì tùy theo từng trường hợp cụ thể xử lý như sau:

      a) Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không bị xử phạt trong trường hợp tại thời điểm đó tài khoản tiền gửi của người nộp thuế không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp,101 tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế mà người nộp thuế phải nộp;

      b) Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác bị xử lý vi phạm trong trường hợp tại thời điểm đó tài khoản tiền gửi của người nộp thuế có số dư đủ hoặc thừa so với số tiền thuế, tiền chậm nộp,102 tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế mà người nộp thuế phải nộp nhưng ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trích toàn bộ hoặc một phần tương ứng số tiền phải nộp của người nộp thuế thì ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng đó bị phạt số tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước.

      2. Người bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ thuế phải nộp tiền thuế, tiền chậm nộp,103 tiền phạt thay cho người nộp thuế được bảo lãnh trong trường hợp người nộp thuế không nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước hoặc vi phạm pháp luật về thuế.

      Như vậy, nếu trong trường hợp ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tài khoản của người nộp thuế, vào tài khoản của ngân sách nhà nước theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt tùy thuộc vào mức độ và trường hợp cụ thể.

      Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về xử lý vi phạm đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế trong việc quản lý thuế được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn