Yêu cầu chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/08/2017

Yêu cầu chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Kim Hiếu. Hiện tại, tôi đang có dự định mở một doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. Tuy nhiên, tôi chưa nắm rõ những quy định của pháp luật về lĩnh vực này, cụ thể là yêu cầu chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi mong sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (0939***)

    • Yêu cầu chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định tại Điều 6 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như sau:

      1. Chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ được phân hạng theo độ tinh khiết của vàng tương ứng với hàm lượng vàng được quy định trong Bảng 3.

      Bảng 3

      Kara (K)

      Độ tinh khiết, ‰

      không nhỏ hơn

      Hàm lượng vàng, %

      không nhỏ hơn

      24K

      999

      99,9

      23K

      958

      95,8

      22K

      916

      91,6

      21K

      875

      87,5

      20K

      833

      83,3

      19K

      791

      79,1

      18K

      750

      75,0

      17K

      708

      70,8

      16K

      667

      66,6

      15K

      625

      62,5

      14K

      585

      58,3

      13K

      541

      54,1

      12K

      500

      50,0

      11K

      458

      45,8

      10K

      416

      41,6

      9K

      375

      37,5

      8K

      333

      33,3

      2. Khi thực hiện phân hạng theo Kara, vàng trang sức, mỹ nghệ được phân hạng theo hạng thấp hơn liền kề với giá trị Kara thực tế xác định theo phân hạng danh định tại Bảng 3 (ví dụ vàng trang sức 21,5K thì xếp vào loại vàng 21K). Trường hợp phân hạng theo độ tinh khiết hoặc hàm lượng vàng thì công bố đúng giá trị thực tế (ví dụ vàng trang sức có hàm lượng vàng được xác định là 78,0% thì công bố là 78,0% hoặc 780).

      3. Vật liệu hàn bằng hợp kim vàng nếu có sử dụng, phải có độ tinh khiết tối thiểu tương đương với hạng được công bố của sản phẩm vàng trang sức. Khi sử dụng vật liệu hàn không phải là hợp kim vàng hoặc thay thế bằng keo dán, phải được công bố rõ bao gồm cả lượng vật liệu sử dụng để gắn kết nếu làm ảnh hưởng đến khối lượng của sản phẩm lớn hơn sai số lớn nhất cho phép theo quy định tại Bảng 2 Điều 4 Thông tư này.

      4. Vàng trang sức, mỹ nghệ có nhiều hơn một bộ phận chính (ngoại trừ vật liệu hàn và các bộ phận phụ như: chốt, ốc vít… nếu có) là hợp kim vàng với giá trị phân hạng khác nhau theo quy định tại Bảng 3 Điều này sẽ được phân hạng theo thành phần có phân hạng thấp nhất.

      5. Vàng trang sức, mỹ nghệ được phép sử dụng kim loại nền bằng hợp kim khác với hợp kim vàng để tăng cường độ bền cơ lý mà hợp kim vàng không đáp ứng được.

      Kim loại nền phải được xử lý bề mặt sao cho không gây nhầm lẫn về ngoại quan với thành phần là hợp kim vàng. Việc sử dụng kim loại nền khác với hợp kim vàng phải được nêu rõ trong công bố về thành phần của sản phẩm.

      6. Sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ nếu có sử dụng vật liệu phủ bằng kim loại (khác với vàng) hay phi kim loại với mục đích trang trí, lớp phủ phải đủ mỏng để không ảnh hưởng đến khối lượng của vật phẩm. Nếu khối lượng lớp phủ lớn hơn sai số lớn nhất cho phép về khối lượng theo quy định tại Bảng 2 Điều 4 Thông tư này thì phải được nêu cụ thể trong công bố về thành phần và chất lượng của sản phẩm.

      7. Sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ nếu có sử dụng vật liệu nhồi hoặc làm đầy chỗ trống phải được công bố cụ thể và công bố rõ sản phẩm không được làm toàn bộ từ hợp kim vàng.

      8. Tất cả các thành phần của vàng trang sức, mỹ nghệ (bao gồm cả kim loại nền, vật liệu phủ, vật liệu hàn, vật liệu gắn kết…) không được chứa các thành phần độc hại hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng vượt quá ngưỡng cho phép theo các quy định hiện hành có liên quan.

      9. Hàm lượng vàng trong sản phẩm (hoặc trong thành phần có chứa vàng) của vàng trang sức, mỹ nghệ không được thấp hơn giá trị hàm lượng đã công bố. Giới hạn sai số của kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

      10. Vàng trang sức, mỹ nghệ chỉ được phép lưu thông trên thị trường khi đã công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

      Trên đây là nội dung quy định về yêu cầu chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 22/2013/TT-BKHCN.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn