Có phải vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng mới được chào bán trái phiếu ra công chúng?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/09/2022

Có phải vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng mới được chào bán trái phiếu ra công chúng? Mệnh giá trái phiếu bán ra công chúng là bao nhiêu tiền? Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp công bố thông tin bất thường khi nào?

    • Có phải vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng mới được chào bán trái phiếu ra công chúng?
      (ảnh minh họa)
    • Có phải vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng mới được chào bán trái phiếu ra công chúng?

      Xin hỏi doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên thì mới được chào bán trái phiếu ra công chúng đúng không?

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 1 Điều 19 Nghị định 155/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('70A0B', '374778');" target='_blank'>Điều 19 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng như sau:

      Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Chứng khoán.

      Căn cứ Khoản 3a Điều 15 Luật Chứng khoán 2019' onclick="vbclick('61993', '374778');" target='_blank'>Điều 15 Luật Chứng khoán 2019 quy định:

      Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.

      Như vậy, thì khi doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán mới được chào bán trái phiếu ra công chúng.

      Mệnh giá trái phiếu bán ra công chúng là bao nhiêu tiền?

      Tôi muốn hỏi về trường hợp mệnh giá trái phiếu chào bán ra công chúng là bao nhiêu tiền? Căn cứ pháp lý cụ thể tại văn bản nào?

      Trả lời:

      Căn cứ Điều 13 Luật Chứng khoán 2019' onclick="vbclick('61993', '374778');" target='_blank'>Điều 13 Luật Chứng khoán 2019 quy định về mệnh giá chứng khoán như sau:

      - Mệnh giá chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng Đồng Việt Nam.

      - Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.

      - Trường hợp giá chứng khoán của tổ chức phát hành trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, tổ chức phát hành được chào bán chứng khoán với giá thấp hơn mệnh giá.

      Như vậy, đối với mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.

      Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp công bố thông tin bất thường khi nào?

      Tôi có thắc mắc theo quy định mới cần được giải đáp về lĩnh vực chứng khoán là các tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp công bố thông tin bất thường trong những trường hợp nào?

      Trả lời:

      Căn cứ Điều 122 Luật chứng khoán 2019' onclick="vbclick('61993', '374778');" target='_blank'>Điều 122 Luật chứng khoán 2019 quy định:

      Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp công bố thông tin bất thường khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

      - Tài khoản của công ty tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến tài khoản thanh toán; tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa trong các trường hợp quy định tại điểm này;

      - Tạm ngừng kinh doanh; thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung hoặc bị đình chỉ, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động;

      - Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông bất thường theo quy định của pháp luật;

      - Quyết định mua lại cổ phiếu của công ty; ngày thực hiện quyền mua cổ phần của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phần hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu và các quyết định liên quan đến việc chào bán, phát hành chứng khoán;

      - Quyết định về việc tổ chức lại doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp; chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; thành lập, giải thể công ty con, công ty liên kết, giao dịch dẫn đến một công ty trở thành hoặc không còn là công ty con, công ty liên kết; thành lập, đóng cửa chi nhánh, văn phòng đại diện;

      - Quyết định thay đổi kỳ kế toán, chính sách kế toán áp dụng; kết quả điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính; ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán đối với báo cáo tài chính; việc lựa chọn hoặc thay đổi công ty kiểm toán;

      - Thay đổi, bổ nhiệm mới người nội bộ;

      - Quyết định mua, bán tài sản hoặc thực hiện các giao dịch có giá trị lớn hơn 15% tổng tài sản của công ty căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được soát xét;

      - Có quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật liên quan đến hoạt động của công ty; thông báo của Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp;

      - Có quyết định khởi tố đối với công ty, người nội bộ của công ty;

      - Được chấp thuận hoặc bị hủy bỏ niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài;

      - Sự kiện khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

      Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn