Điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính trong bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ là gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 21/11/2022

Điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính trong bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ là gì? Quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ như thế nào? Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ được thực hiện như thế nào?

Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

    • 1. Điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính trong bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ là gì?

      Tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('5E565', '381630');" target='_blank'>Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính trong bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ như sau:

      2. Điều kiện làm tổ chức bảo lãnh chính

      a) Các tổ chức tài chính có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh chứng khoán theo quy định của pháp luật được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

      b) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán;

      c) Có phương án bảo lãnh phát hành khả thi đáp ứng được yêu cầu của chủ thể tổ chức phát hành đối với mỗi đợt phát hành.

      2. Quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ như thế nào?

      Tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('5E565', '381630');" target='_blank'>Điều 16 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ như sau:

      3. Quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu

      a) Căn cứ yêu cầu của từng đợt bảo lãnh phát hành, điều kiện của tổ chức bảo lãnh chính quy định tại khoản 2 Điều này, Kho bạc Nhà nước lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cho từng đợt bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành/đồng bảo lãnh phát hành, báo cáo Kho bạc Nhà nước chấp thuận.

      b) Kho bạc Nhà nước cung cấp các thông tin cơ bản về đợt phát hành để tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh tìm kiếm nhà đầu tư. Nội dung cung cấp thông tin bao gồm: khối lượng dự kiến phát hành, kỳ hạn dự kiến phát hành, định hướng lãi suất đối với từng kỳ hạn phát hành, thời gian dự kiến phát hành.

      c) Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và thành viên của tổ hợp bảo lãnh tổng hợp nhu cầu mua trái phiếu của nhà đầu tư gồm: khối lượng dự kiến mua, khối lượng mua chắc chắn và lãi suất kỳ vọng đối với từng kỳ hạn gửi Kho bạc Nhà nước.

      d) Kho bạc Nhà nước đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính về khối lượng, điều kiện, điều khoản của trái phiếu (kỳ hạn, lãi suất phát hành ngày phát hành, ngày thanh toán tiền mua trái phiếu, giá bán trái phiếu), chi phí bảo lãnh và các nội dung liên quan khác.

      đ) Căn cứ kết quả đàm phán với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính Kho bạc Nhà nước ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính để bán trái phiếu. Hợp đồng bảo lãnh phát hành là căn cứ pháp lý xác nhận các quyền, nghĩa vụ của tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính; quyền, nghĩa vụ của Kho bạc Nhà nước.

      e) Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh có trách nhiệm phân phối trái phiếu theo cam kết tại hợp đồng bảo lãnh. Trường hợp không phân phối hết trái phiếu, tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính và tổ hợp bảo lãnh có trách nhiệm mua hết khối lượng còn lại.

      g) Kết thúc đợt bảo lãnh phát hành, Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ cho nhà đầu tư theo danh sách do tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính cung cấp.

      3. Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ được thực hiện như thế nào?

      Tại Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('5E565', '381630');" target='_blank'>Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định về phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ như sau:

      1. Phát hành riêng lẻ là phương thức bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tượng mua.

      2. Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau:

      a) Đối tượng mua trái phiếu;

      b) Khối lượng dự kiến phát hành;

      c) Kỳ hạn trái phiếu;

      d) Lãi suất dự kiến;

      đ) Thời gian dự kiến phát hành.

      3. Trên cơ sở phương án phát hành riêng lẻ được Bộ Tài chính chấp thuận Kho bạc Nhà nước ban hành quyết định phát hành trái phiếu và trực tiếp tổ chức phát hành và thanh toán gốc, lãi trái phiếu đối với từng đợt phát hành.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn