Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông trong công ty đại chúng như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 19/08/2022

Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông trong công ty đại chúng như thế nào? Trong công ty đại chúng Đại hội đồng cổ đông thảo luận và thông qua các vấn đề như thế nào?

Nhờ anh/chị tư vấn!

    • 1. Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông trong công ty đại chúng như thế nào?

      Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 15 Mục VI Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 116/2020/TT-BTC ' onclick="vbclick('71432', '372718');" target='_blank'>Thông tư 116/2020/TT-BTC quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông trong công ty đại chúng như sau:

      1. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau:

      a) Thông qua định hướng phát triển của Công ty;

      b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;

      c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;

      d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ [35%] tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty, [trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác];

      đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

      e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

      g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

      h) Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông Công ty;

      i) Quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty;

      k) Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

      l) Phê duyệt Quy chế quản trị nội bộ; Quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

      m) Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán được chấp thuận; quyết định công ty kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm tra hoạt động của Công ty, bãi miễn kiểm toán viên được chấp thuận khi xét thầy cần thiết;

      n) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

      2. Trong công ty đại chúng Đại hội đồng cổ đông thảo luận và thông qua các vấn đề như thế nào?

      Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 15 Mục VI Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 116/2020/TT-BTC ' onclick="vbclick('71432', '372718');" target='_blank'>Thông tư 116/2020/TT-BTC quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông trong công ty đại chúng như sau:

      2. Đại hội đồng cổ đông thảo luận và thông qua các vấn đề sau:

      a) Kế hoạch kinh doanh hằng năm của Công ty;

      b) Báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán;

      c) Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị; [trường hợp công ty hoạt động theo mô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp, thành viên độc lập Hội đồng quản trị có trách nhiệm báo cáo tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên theo quy định tại Điều 284 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán];

      d) Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của Công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc);

      đ) Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát;

      e) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;

      g) Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

      h) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;

      i) Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác đối với Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

      k) Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán được chấp thuận; quyết định công ty kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm tra các hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết;

      l) Bổ sung và sửa đổi Điều lệ công ty;

      m) Loại cổ phần và số lượng cổ phần mới được phát hành đối với mỗi loại cổ phần và việc chuyển nhượng cổ phần của thành viên sáng lập trong vòng 03 năm đầu tiên kể từ ngày thành lập;

      n) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi Công ty;

      o) Tổ chức lại và giải thể (thanh lý) Công ty và chỉ định người thanh lý;

      p) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ [35%] tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong Báo cáo tài chính gần nhất của Công ty [trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác];

      q) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

      r) Công ty ký kết hợp đồng, giao dịch với những đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 167 Luật Doanh nghiệp với giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản của Công ty được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất;

      s) Chấp thuận các giao dịch quy định tại khoản 4 Điều 293 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;

      t) Phê duyệt Quy chế nội bộ về quản trị công ty, Quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Quy chế hoạt động Ban kiểm soát;

      u) Các vấn đề khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn