Kiểm định thiết bị xạ trị áp sát nạp nguồn sau bằng điều khiển từ xa dùng trong y tế có mục đích và phạm vi như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 12/07/2022

Kiểm định thiết bị xạ trị áp sát nạp nguồn sau bằng điều khiển từ xa dùng trong y tế có mục đích và phạm vi như thế nào? Quy trình của kiểm định thiết bị xạ trị áp sát nạp nguồn sau bằng điều khiển từ xa dùng trong y tế có nội dung ra sao? 

Tôi thắc mắc những vấn đề trên, mong được Ban biên tập giải đáp theo quy định mới nhất của luật.

    • Kiểm định thiết bị xạ trị áp sát nạp nguồn sau bằng điều khiển từ xa dùng trong y tế có mục đích và phạm vi như thế nào?

      Tại Mục I Phụ lục III.13 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) quy định kiểm định thiết bị xạ trị áp sát nạp nguồn sau bằng điều khiển từ xa dùng trong y tế có mục đích và phạm vi như sau:

      1. Mục đích

      Quy trình này quy định hoạt động kiểm định thiết bị xạ trị áp sát nạp nguồn sau bằng điều khiển từ xa dùng trong y tế (sau đây gọi tắt là thiết bị xạ trị áp sát).

      2. Phạm vi và đối tượng áp dụng

      Quy trình này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dịch vụ kiểm định thiết bị xạ trị áp sát; các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

      Quy trình của kiểm định thiết bị xạ trị áp sát nạp nguồn sau bằng điều khiển từ xa dùng trong y tế có nội dung ra sao?

      Theo Tiểu mục 3 Mục I Phụ lục III.13 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) kiểm định thiết bị xạ trị áp sát nạp nguồn sau bằng điều khiển từ xa dùng trong y tế có nội dung quy trình như sau:

      3.1. Sơ đồ

      3.2. Diễn giải

      Bước 1: Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.

      Bước 2: Kiểm tra ngoại quan

      - Thông tin thiết bị xạ trị áp sát.

      - Tình trạng hoạt động.

      - Ống dẫn nguồn, bộ áp, ống thông và dây dẫn nguồn.

      - Đèn cảnh báo.

      Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật

      - Hệ thống thao tác bằng tay trong trường hợp khẩn cấp.

      - Khóa liên động.

      - Nút dừng khẩn cấp.

      - Bộ chia kênh.

      - Tính năng an toàn khi mất điện hoặc mất áp suất.

      Bước 4: Kiểm tra đo lường

      - Kiểm tra cường độ nguồn phóng xạ.

      - Kiểm tra độ chính xác của vị trí dừng nguồn.

      - Kiểm tra độ chính xác của thời gian dừng.

      - Kiểm tra mức rò phóng xạ.

      Bước 5: Báo cáo kết quả kiểm định

      - Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản kiểm định với đầy đủ các nội dung theo Mẫu 1. Biên bản kiểm định ban hành kèm theo QCVN 22:2019/BKHCN.

      - Biên bản kiểm định phải được thông qua và được ký, đóng dấu (nếu có) bởi các thành viên:

      + Đại diện cơ sở sử dụng thiết bị xạ trị áp sát hoặc người được cơ sở ủy quyền.

      + Người được cơ sở sử dụng máy gia tốc giao tham gia và chứng kiến kiểm định.

      + Người thực hiện kiểm định.

      - Trên cơ sở số liệu kết quả kiểm tra trong biên bản kiểm định, người thực hiện kiểm định phải tiến hành tính toán, đánh giá đối với các đặc trưng làm việc của thiết bị xạ trị áp sát theo hướng dẫn và lập báo cáo đánh giá kiểm định theo Mẫu 2. Báo cáo kết quả kiểm định ban hành kèm theo QCVN 22:2019/BKHCN.

      Bước 6: Giấy chứng nhận kiểm định

      - Giấy chứng nhận kiểm định chỉ được cấp cho thiết bị xạ trị áp sát sau khi kiểm định và được kết luận đạt các yêu cầu chấp nhận.

      - Khi thiết bị xạ trị áp sát được kiểm định đạt các yêu cầu chấp nhận, tổ chức kiểm định phải cấp giấy chứng nhận kiểm định trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở theo Mẫu 3. Giấy chứng nhận kiểm định ban hành kèm theo QCVN 22:2019/BKHCN.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn