Mục tiêu cơ bản trong chương trình chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2025 là gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/12/2022

Mục tiêu cơ bản trong chương trình chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2025 là gì? Mục tiêu cơ bản trong chương trình chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2030 là gì? Phát triển nền tảng số trong chương trình chuyển đổi số quốc gia được quy định thế nào?

Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.

    • Mục tiêu cơ bản trong chương trình chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2025 là gì?

      Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục II Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020' onclick="vbclick('6C6E8', '385134');" target='_blank'>Mục II Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 có quy định về mục tiêu cơ bản đến năm 2025:

      (1) Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

      - 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

      - 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

      - 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;

      - 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;

      - 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;

      - Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

      (2) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

      - Kinh tế số chiếm 20% GDP;

      - Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;

      - Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%;

      - Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI);

      - Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI);

      - Việt Nam thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).

      (3) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

      - Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã;

      - Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;

      - Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%;

      - Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

      Hình từ Internet

      Mục tiêu cơ bản trong chương trình chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2030 là gì?

      Tại tiểu mục 2 Mục II Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020' onclick="vbclick('6C6E8', '385134');" target='_blank'>Mục II Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 quy định về mục tiêu cơ bản đến năm 2030:

      (1) Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

      - 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;

      - 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

      - Hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp;

      - 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;

      - Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

      (2) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

      - Kinh tế số chiếm 30% GDP;

      - Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%;

      - Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%;

      - Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI);

      - Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI);

      - Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).

      (3) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

      - Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang;

      - Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G;

      - Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%;

      - Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

      Phát triển nền tảng số trong chương trình chuyển đổi số quốc gia được quy định thế nào?

      Về phát triển nền tảng số trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, căn cứ tiểu mục 4 Mục IV Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020' onclick="vbclick('6C6E8', '385134');" target='_blank'>Mục IV Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 có quy định:

      Trước tiên, phát triển nền tảng số mang tính thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số diễn ra một cách tự nhiên, khai mở giá trị mới, mang lại lợi ích rõ ràng cho xã hội. Nền tảng số được tích hợp sẵn các chức năng về bảo đảm an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế, xây dựng. Tập trung phát triển các nền tảng số sau:

      - Xây dựng hệ thống định danh và xác thực điện tử quốc gia, nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tận dụng và kế thừa những hệ thống, nền tảng sẵn có để phục vụ giao dịch điện tử giữa người dân với cơ quan nhà nước và các giao dịch điện tử dân sự khác một cách dễ dàng, đơn giản, tiện lợi. Hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác giữa một số tổ chức, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm xã hội để cung cấp dịch vụ định danh và xác thực điện tử;

      - Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử cho phép doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử không thông qua tài khoản ngân hàng (Mobile Money) đối với người dân để phổ cập, cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử một cách rộng rãi tới tất cả người dân;

      - Xây dựng và làm chủ công nghệ điện toán đám mây (Cloud) với các mô hình triển khai (đám mây công cộng, đám mây dùng riêng, đám mây lai) và các loại hình dịch vụ cung cấp trên đám mây khác nhau, phục vụ nhu cầu chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước và xã hội;

      - Xác định danh sách các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung rộng khắp trong một số lĩnh vực như thương mại điện tử, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, học trực tuyến, nội dung số, dịch vụ kế toán, tài chính doanh nghiệp, đô thị, ngân hàng số và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đầu tư phát triển các hệ thống này.

      Theo đó, về việc phát triển nền tảng số trong chương trình chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2030 mang tính thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số diễn ra một cách tự nhiên, khai mở giá trị mới, mang lại lợi ích rõ ràng cho xã hội.

      Nền tảng số được tích hợp sẵn các chức năng về bảo đảm an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế, xây dựng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn