Quan điểm Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 03/11/2022

Quan điểm Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030? Tầm nhìn 2030 về Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng? Mục tiêu tổng quát Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030?

Cảm ơn anh chị đã tư vấn. 

    • 1. Quan điểm Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030?

      Tại Mục I Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022' onclick="vbclick('804E4', '380035');" target='_blank'>Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 có quy định như sau:

      1. Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng và an ninh mạng (gọi tắt là an toàn, an ninh mạng), chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng. Xây dựng lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng hiện đại, chuyên nghiệp, có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

      2. An toàn, an ninh mạng là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số, là trụ cột quan trọng tạo lập niềm tin số và sự phát triển thịnh vượng trong kỷ nguyên số. An toàn, an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài nhằm khởi tạo và duy trì môi trường mạng an toàn, lành mạnh, tin cậy cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mỗi người dân. Đầu tư cho an toàn, an ninh mạng là đầu tư cho phát triển bền vững và tạo ra giá trị.

      3. Nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội do không gian mạng mang lại để phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó để hạn chế các tác động tiêu cực, bảo đảm quốc phòng, chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và tính bền vững của quá trình phát triển đất nước trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

      4. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, chủ động ứng phó từ sớm, từ xa với các nguy cơ, thách thức, hoạt động gây tổn hại tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trên không gian mạng và an toàn thông tin mạng quốc gia, trong đó cơ quan quản lý nhà nước giữ vai trò điều phối, gắn kết, chia sẻ thông tin. Xác định nguồn lực nhà nước là quyết định, chiến lược, cơ bản lâu dài; sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân là quan trọng, đột phá. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ thông tin giám sát không gian mạng nhằm phục vụ công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

      5. Chuyển đổi căn bản về nhận thức và cách làm để thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa an toàn, an ninh mạng (cyber resilience): Từ mô hình bảo vệ phân tán sang mô hình bảo vệ tập trung; từ bị động ứng cứu sự cố sang chủ động dự báo sớm, cảnh báo sớm, phòng ngừa và ứng phó hiệu quả; từ đơn độc bảo vệ, giấu kín thông tin bị tấn công mạng sang chủ động hợp tác, chia sẻ thông tin nhằm chủ động phòng ngừa và hỗ trợ xử lý sự cố, phục hồi hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.

      6. Thúc đẩy chuyên gia, nghiên cứu, phát triển tự chủ về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng Việt Nam là giải pháp căn cơ bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia; phát triển thị trường, doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh về an toàn, an ninh mạng, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có năng lực cao về bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

      7. Chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng trên tinh thần làm bạn, đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng chủ quyền quốc gia trên không gian mạng của các nước khác, tuân thủ luật pháp quốc tế và các hiệp ước đa phương, song phương mà Việt Nam tham gia.

      2. Tầm nhìn 2030 về Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng?

      Theo Mục II Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022' onclick="vbclick('804E4', '380035');" target='_blank'>Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 có quy định như sau:

      Trở thành quốc gia tự chủ về an toàn, an ninh mạng để bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.

      3. Mục tiêu tổng quát Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030?

      Căn cứ Tiểu mục 1 Mục III Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022' onclick="vbclick('804E4', '380035');" target='_blank'>Điều 1 Quyết định 964/QĐ-TTg năm 2022 có quy định như sau:

      1. Mục tiêu tổng quát

      Không gian mạng quốc gia được xây dựng, phát triển văn minh, lành mạnh, là động lực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Năng lực quốc gia về bảo đảm an toàn, an ninh mạng được nâng cao, chủ động, sẵn sàng ứng phó với các nguy cơ, thách thức từ không gian mạng nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công cuộc chuyển đổi số quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên không gian mạng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn