Quy trình kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 18/08/2022

Quy trình kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như thế nào? Lập kế hoạch kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như thế nào? Xây dựng tình huống, kịch bản kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như thế nào?

Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • 1. Quy trình kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như thế nào?

      Tại mục 3 Phụ lục số 2c Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BTTTT' onclick="vbclick('6E6B9', '372602');" target='_blank'>Thông tư 24/2020/TT-BTTTT quy định quy trình kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:

      Quá trình kiểm thử phần mềm nội bộ bao gồm các bước chính như sau:

      a) Lập kế hoạch kiểm thử, xác định yêu cầu, phạm vi, chiến lược, các mốc thời gian quan trọng và lịch trình thực hiện các bước từ đầu đến khi kết thúc kiểm thử.

      b) Xây dựng tình huống, kịch bản kiểm thử, xác định các điều kiện kiểm thử căn cứ vào chức năng, tính năng kỹ thuật của phần mềm cần kiểm thử.

      c) Thiết lập và duy trì môi trường kiểm thử tương đương môi trường vận hành, khai thác thực tế, bao gồm các công cụ hỗ trợ kiểm thử (nếu có) để thực hiện kiểm thử và thông báo trạng thái sẵn sàng môi trường kiểm thử cho các bên liên quan. Môi trường kiểm thử có thể được thiết lập trong chính môi trường vận hành, khai thác hoặc trong một phòng thí nghiệm (gọi tắt là Testlab) nếu môi trường Testlab và môi trường vận hành, khai thác là tương đương.

      d) Thực hiện kiểm thử theo kết quả ở bước thiết kế tình huống, kịch bản kiểm thử trong môi trường kiểm thử đã sẵn sàng.

      đ) Lập báo cáo kết quả kiểm thử.

      2. Lập kế hoạch kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như thế nào?

      Theo mục 4 Phụ lục số 2c Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BTTTT' onclick="vbclick('6E6B9', '372602');" target='_blank'>Thông tư 24/2020/TT-BTTTT quy định lập kế hoạch kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:

      a) Đơn vị thực hiện:

      - Trường hợp tự thực hiện: Chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu triển khai và các bên có liên quan.

      - Trường hợp thuê đơn vị kiểm thử độc lập: Đơn vị kiểm thử độc lập phối hợp với nhà thầu triển khai và các bên có liên quan.

      b) Các hoạt động chính:

      - Nghiên cứu nghiệp vụ của bài toán, yêu cầu của người sử dụng.

      - Nghiên cứu yêu cầu chức năng và phi chức năng của phần mềm.

      - Phân tích, xác định các ràng buộc, ước lượng thời gian và tổng hợp yêu cầu kiểm thử.

      - Xác định các mốc thời gian quan trọng trong quá trình kiểm thử.

      - Xác định các điều kiện dừng kiểm thử.

      - Lập kế hoạch kiểm thử.

      - Chấp thuận kế hoạch kiểm thử.

      3. Xây dựng tình huống, kịch bản kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như thế nào?

      Căn cứ mục 5 Phụ lục số 2c Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BTTTT' onclick="vbclick('6E6B9', '372602');" target='_blank'>Thông tư 24/2020/TT-BTTTT quy định xây dựng tình huống, kịch bản kiểm thử phần mềm nội bộ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, theo đó:

      a) Đơn vị thực hiện:

      - Trường hợp tự thực hiện: Chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu triển khai và các bên có liên quan.

      - Trường hợp thuê đơn vị kiểm thử độc lập: Đơn vị kiểm thử độc lập phối hợp với nhà thầu triển khai và các bên có liên quan.

      b) Các hoạt động chính

      - Phân tích các tài liệu đầu vào để nắm vững yêu cầu, phạm vi kiểm thử, xác định các tính năng cần kiểm thử và các kỹ thuật kiểm thử.

      - Xây dựng các tình huống kiểm thử: số ký hiệu của tình huống, đặt tên tình huống và xác định điều kiện, dữ liệu đầu vào, các bước thực hiện, kết quả mong đợi, kết quả thực tế dựa vào yêu cầu đầu vào.

      - Xây dựng các kịch bản kiểm thử tương ứng với các tình huống kiểm thử bảo đảm đáp ứng được việc đánh giá đầy đủ các yêu cầu chức năng và phi chức năng.

      - Trong một số trường hợp, nếu có yêu cầu đánh giá sự phù hợp của phần mềm so với các quy định hiện hành, tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành thì bổ sung các hoạt động sau:

      + Chủ đầu tư, nhà thầu triển khai thống nhất cung cấp yêu cầu đầu vào là các văn bản quy định, quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành có liên quan cho tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm thử.

      + Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm thử có trách nhiệm bổ sung hoạt động kiểm tra, đánh giá (còn được gọi là kiểm thử tĩnh) lại các tài liệu đặc tả yêu cầu người sử dụng, đặc tả chức năng, phi chức năng của phần mềm so với các quy định, quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành mà chủ đầu tư cung cấp.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn