Định hướng lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/04/2022

Định hướng lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội được quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về nội dung này, nhờ anh/chị hướng dẫn.

    • Các biện pháp công trình trong định hướng lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội

      Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT' onclick="vbclick('79C0C', '363079');" target='_blank'>Điều 9 Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT các biện pháp công trình trong định hướng lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch như sau:

      Các biện pháp công trình đã được lựa chọn tại Điều 8 của Thông tư này được lồng ghép vào nhiệm vụ thúc đẩy phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị và nông thôn trong Kế hoạch và được thể hiện rõ trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

      Các biện pháp phi công trình trong định hướng lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội

      Căn cứ Khoản 2 Điều này các biện pháp phi công trình trong định hướng lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch như sau:

      a) Biện pháp xây dựng cơ chế, chính sách, kiện toàn tổ chức, bộ máy và tăng cường năng lực về phòng, chống thiên tai lồng ghép vào nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, chính sách.

      b) Biện pháp nâng cao nhận thức, kiến thức cho cộng đồng về phòng, chống thiên tai lồng ghép vào nhiệm vụ tuyên truyền tổ chức thực hiện Kế hoạch.

      c) Các biện pháp mềm, dựa vào tự nhiên như: Trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, lồng ghép vào nhiệm vụ phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, phát triển các hạ tầng xanh để phòng chống thiên tai

      d) Biện pháp bố trí, sắp xếp lại dân cư nhằm tránh những vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai cao, lồng ghép vào định hướng, nhiệm vụ phát triển không gian kinh tế - xã hội; phát triển hệ thống đô thị và nông thôn.

      e) Biện pháp điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ để bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai để lồng ghép vào nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế và định hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.

      g) Các biện pháp khác, đơn vị xây dựng Kế hoạch xem xét, lựa chọn vị trí lồng ghép phù hợp.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn