Định hướng phát triển đối với phân bón trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 23/08/2022

Định hướng phát triển đối với phân bón trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040? Định hướng phát triển đối với hóa chất bảo vệ thực vật trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040?

Liên quan đến chiến lược phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, xin được hỏi về các thông tin trên.

    • 1. Định hướng phát triển đối với phân bón trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040?

      Căn cứ Mục 3c Điều 1 Quyết định 726/QĐ-TTg năm 2022' onclick="vbclick('7E5F1', '371734');" target='_blank'>Điều 1 Quyết định 726/QĐ-TTg năm 2022 quy định về nội dung trên như sau

      - Phân bón:

      Cân đối tỷ lệ ammoniac/urê thương thẩm của các nhà máy phân đạm urê phù hợp nhu cầu của thị trường; chuyển dần các cơ sở sản xuất phân supe lân đơn sang sản xuất supe lân giàu; khuyến khích sản xuất phân bón phức hợp, sắp xếp lại các cơ sở sản xuất phân hỗn hợp hiện có theo hướng tập trung, quy mô, duy trì và phát triển các nhà máy sản xuất phân bón có công nghệ tiên tiến, từng bước loại bỏ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém...

      Nghiên cứu đầu tư các nhà máy sản xuất sunfat amon, phân bón kali, phân bón canxi amoni nitrat nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về phân bón các loại cho sản xuất nông nghiệp, hướng đến xuất khẩu.

      Đầu tư nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng các loại phân bón hiện có làm tăng giá trị sử dụng, giá trị gia tăng cao đối với các phân đơn, phân hỗn hợp đa lượng, trung lượng, vi lượng; các loại phân bón chứa các chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cho cây trồng, phân bón có tác dụng cải tạo đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và các đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau.

      2. Định hướng phát triển đối với hóa chất bảo vệ thực vật trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040?

      Căn cứ Mục 3c Điều 1 Quyết định 726/QĐ-TTg năm 2022' onclick="vbclick('7E5F1', '371734');" target='_blank'>Điều 1 Quyết định 726/QĐ-TTg năm 2022 quy định về nội dung trên như sau

      + Hóa chất bảo vệ thực vật:

      Đầu tư sản xuất một số hoạt chất có hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, thân thiện với môi trường như hoạt chất gốc cacbamat, hoạt chất họ azole và dẫn xuất, hoạt chất nhóm pyrethroide, validamycin.

      Đầu tư chiều sâu các cơ sở sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng công nghệ tiên tiến, thay thế các hóa chất, dung môi hữu cơ độc hại; phát triển hoạt chất mới từ vi sinh vật và các hoạt chất được chiết tách từ thực vật, tạo ra những sản phẩm dễ sử dụng, có khả năng phân hủy, thân thiện với môi trường; phát triển sản phẩm dạng gia công mới, phân bố hợp lý ở 3 miền Bắc, Trung, Nam để giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm và phù hợp với đặc điểm cây trồng, khí hậu, thổ nhưỡng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn