Giám đốc chỉ định không tổ chức đấu thầu thì có phải là tham nhũng?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/12/2016

Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hùng Dũng, có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn: Công trình xây dựng đúng ra phải đấu thầu nhưng giám đốc chỉ định thầu, trong quá trình thi công không có giám sát, thẩm định... công trình bị sập làm phát sinh khối lượng tăng. Giám đốc chỉ định không tổ chức đấu thầu thì có phải là tham nhũng? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • Theo Khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 thì:

      Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

      a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;

      b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

      c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;

      d) Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;

      đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

      e) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

      Như vậy, công trình xây dựng trên thuộc về các dự án được quy định tại Luật Đấu thầu 2013 và không thuộc các dự án được chỉ định thầu được quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu năm 2013 mà Giám đốc vẫn quyết định chỉ thầu và gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm thì có thể cấu thành Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự 1999.

      “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

      a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

      b) Có tổ chức;

      c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

      d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

      3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

      4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc giám đốc chỉ định không tổ chức đấu thầu. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Đấu thầu 2013 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn