Lập dự toán theo chuyên gia trong dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bằng phương pháp nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 16/03/2020

Mong nhận được tư vấn của luật sư về vấn đề sau: Phương pháp lập dự toán toán theo chuyên gia trong dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin được quy định mới nhất trong văn bản nào? Xin cảm ơn.

    • Theo Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTTTT (có hiệu lực từ ngày 09/04/2020) quy định phương pháp lập dự toán theo chuyên gia trong dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin như sau:

      1. Phạm vi áp dụng

      Phương pháp lập dự toán theo chuyên gia được dùng trong việc xác định các chi phí sau:

      - Chi phí đào tạo hướng dẫn sử dụng; chi phí đào tạo cho cán bộ quản trị, vận hành hệ thống (nếu có) đối với hạng mục đào tạo chưa ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật;

      - Chi phí triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án trước khi nghiệm thu bàn giao (nếu có);

      - Chi phí quản lý dự án (trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án);

      - Chi phí tư vấn đầu tư;

      - Chi phí khác.

      2. Công thức xác định dự toán theo chuyên gia

      Cdt = Ccg + Cql + Ck + TN + VAT (5.1)

      Trong đó:

      + Cdt: Chi phí của công việc cần lập dự toán;

      + Ccg: Chi phí chuyên gia trực tiếp;

      + Cql: Chi phí quản lý;

      + Ck: Chi phí khác;

      + TN: Thu nhập chịu thuế tính trước;

      + VAT: Thuế giá trị gia tăng.

      3. Cách xác định các thành phần chi phí

      a) Chi phí chuyên gia trực tiếp (Ccg): Là khoản chi phí cần thiết để thuê chuyên gia thực hiện công việc cần lập dự toán, được xác định theo số lượng chuyên gia, thời gian làm việc của chuyên gia và tiền lương của chuyên gia.

      b) Chi phí quản lý (Cql): Là khoản chi phí liên quan đến tiền lương của bộ phận quản lý, chi phí duy trì hoạt động của tổ chức, chi phí văn phòng làm việc và chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của chuyên gia,... Chi phí quản lý xác định bằng định mức tỷ lệ của chi phí chuyên gia. Trong đó định mức tỷ lệ được xác định theo hướng dẫn tại Bảng 5.2 của Phụ lục này.

      c) Chi phí khác (Ck): Gồm toàn bộ các chi phí liên quan khác phục vụ cho việc thực hiện công việc cần lập dự toán.

      d) Thu nhập chịu thuế tính trước (TN): Được xác định bằng 6% của tổng chi phí chuyên gia, chi phí quản lý và chi phí khác.

      đ) Thuế giá trị gia tăng (VAT): Được xác định phù hợp với từng loại công việc theo quy định.

      BẢNG 5.1: TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ THEO CHUYÊN GIA

      TT

      Khoản mục chi phí

      Diễn giải

      Giá trị (đồng)

      Ghi chú

      1

      Chi phí chuyên gia trực tiếp

      Ccg

      2

      Chi phí quản lý

      (%)*Ccg

      Cql

      3

      Chi phí khác

      Ck

      4

      Thu nhập chịu thuế tính trước

      %* (Ccg+Cql+Ck)

      TN

      5

      Thuế giá trị gia tăng

      %*(Ccg+Cql+Ck+TN)

      VAT

      Tổng cộng

      Ccg+Cql+Ck+TN+VAT

      Cdt

      BẢNG 5.2: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ QUẢN LÝ

      Đơn vị tnh: %

      STT

      NI DUNG CÔNG VIỆC

      Chi phí chuyên gia trực tiếp (tỷ đồng)

      Ccg ≤1

      1 < Ccg < 5

      Ccg ≥ 5

      1

      - Chi phí triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án trước khi nghiệm thu bàn giao (nếu có).

      65

      2

      Chi phí đào tạo hướng dẫn sử dụng; chi phí đào tạo cho cán bộ quản trị, vận hành hệ thống (nếu có) (đối với hạng mục đào tạo chưa ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật)

      - Chi phí quản lý dự án;

      - Chi phí tư vấn đầu tư;

      - Chi phí khác.

      55

      50

      45

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn