Nhà đầu tư nước ngoài có được phép chuyển tiền từ tài khoản thanh toán để góp vốn đầu tư?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 31/08/2022

Nhà đầu tư nước ngoài có được phép chuyển tiền từ tài khoản thanh toán để góp vốn đầu tư? Thực hiện chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không đúng quy định bị phạt hành chính như thế nào?

Chào các anh chị Luật sư. Hiện em đang có một người bạn ở Anh là nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện việc chuyển tiền từ tài khoản thanh toán để góp vốn đầu tư nhưng em không biết pháp luật Việt Nam mình có cho phép thực hiện việc này không?

Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • Nhà đầu tư nước ngoài có được phép chuyển tiền từ tài khoản thanh toán để góp vốn đầu tư?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Nhà đầu tư nước ngoài có được phép chuyển tiền từ tài khoản thanh toán để góp vốn đầu tư?

      Tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 16/2014/TT-NHNN' onclick="vbclick('3B21F', '374006');" target='_blank'>Điều 6 Thông tư 16/2014/TT-NHNN được bổ sung bởi Điểm b Khoản 4 Điều 17 Thông tư 49/2018/TT-NHNN ' onclick="vbclick('56647', '374006');" target='_blank'>Điều 17 Thông tư 49/2018/TT-NHNN quy định sử dụng tài khoản ngoại tệ của người không cư trú là cá nhân, như sau:

      2. Chi:
      a) Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép;
      b) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
      c) Chi chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
      d) Chi chuyển đổi ra các công cụ thanh toán khác bằng ngoại tệ;
      đ) Chi cho, tặng theo quy định của pháp luật;
      e) Chi rút ngoại tệ tiền mặt;
      g) Chi chuyển ra nước ngoài hoặc chuyển khoản sang tài khoản ngoại tệ của người không cư trú khác;
      h) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch được phép thanh toán trong nước bằng ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
      i) Chi chuyển khoản sang gửi tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định pháp luật về tiền gửi có kỳ hạn.

      Theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư 16/2014/TT-NHNN' onclick="vbclick('3B21F', '374006');" target='_blank'>Điều 7 Thông tư 16/2014/TT-NHNN quy định sử dụng tài khoản đồng Việt Nam của người không cư trú là tổ chức, cá nhân và người cư trú là cá nhân nước ngoài, cụ thể như sau:

      2. Chi:
      a) Chi thanh toán hoặc rút tiền mặt để chi tiêu tại Việt Nam;
      b) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
      c) Chi cho, tặng theo quy định của pháp luật (đối với người không cư trú là cá nhân, người cư trú là cá nhân nước ngoài);
      d) Chi mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước ngoài;
      đ) Chi cho các mục đích khác được pháp luật Việt Nam cho phép.

      Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 4 Thông tư 06/2019/TT-NHNN' onclick="vbclick('6678B', '374006');" target='_blank'>Điều 4 Thông tư 06/2019/TT-NHNN có quy định như sau:

      3. Việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Vệt Nam phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

      Tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Thông tư 06/2019/TT-NHNN' onclick="vbclick('6678B', '374006');" target='_blank'>Điều 6 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ, như sau:

      1. Các giao dịch thu:
      a) Thu chuyển khoản tiền góp vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP;

      Ngoài ra, Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 06/2019/TT-NHNN' onclick="vbclick('6678B', '374006');" target='_blank'>Điều 7 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam, theo đó:

      1. Các giao dịch thu:
      a) Thu chuyển khoản tiền góp vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP;

      Căn cứ các quy định trên, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài và là người không cư trú được chuyển tiền từ các tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ và bằng đồng Việt Nam của mình để thực hiện góp vốn vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

      2. Thực hiện chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không đúng quy định bị phạt hành chính như thế nào?

      Căn cứ Khoản 4 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('68A7A', '374006');" target='_blank'>Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 13 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('79FBC', '374006');" target='_blank'>Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP xử lý vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối:

      4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
      a) Ký hợp đồng đại lý đối ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đối ngoại tệ; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đối ngoại tệ theo quy định của pháp luật;
      b) Không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đối ngoại tệ theo quy định của pháp luật; làm đại lý đối ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật;
      c) Thanh toán công cụ chuyển nhượng bằng ngoại tệ không đúng quy định về hoạt động ngoại hối quy định tại Điều 9 Luật Các công cụ chuyển nhượng và các quy định pháp luật có liên quan;
      d) Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc mở, đóng, sử dụng tài khoản tại Việt Nam để thực hiện một trong các hoạt động: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; vay, trả nợ nước ngoài; cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, phát hành chứng khoán ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức; phát hành chứng khoán tại Việt Nam của người không cư trú là tổ chức và các giao dịch vốn khác;
      đ) Quy định tỷ giá, các khoản chi hoa hồng, môi giới bằng tiền, hiện vật và các hình thức chi khuyến mại trong hoạt động mua, bán ngoại tệ dưới bất kỳ hình thức nào dẫn đến tỷ giá mua, bán, quy đổi thực tế vượt biên độ tỷ giá theo quy định của pháp luật;
      e) Làm đại lý chi trả ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức kinh tế trở lên không đúng quy định của pháp luật;
      g) Thực hiện việc rút vốn, trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài; giải ngân, thu hồi nợ đối với các khoản cho vay ra nước ngoài; thực hiện thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; thực hiện chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp hành vi vi phạm này là hậu quả của hành vi vi phạm tại điểm d khoản 4 Điều này;
      h) Chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
      i) Ủy quyền, ủy quyền lại cho tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
      k) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc mở, đóng, sử dụng tài khoản chuyên dùng ngoại tệ trong hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
      l) Không thực hiện đúng trách nhiệm của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ, tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ trong việc cập nhật sổ sách kế toán, lưu giữ chứng từ phù hợp với quy định của pháp luật;
      m) Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc thu phí, áp dụng tỷ giá chi trả trong hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
      n) Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
      o) Không thực hiện đúng các nội dung quy định trong Giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân.

      Theo Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('68A7A', '374006');" target='_blank'>Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:

      a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
      b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;

      Theo đó, cá nhân khi thực hiện việc chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không đúng quy định thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng. Với tổ chức vi phạm thì số tiền là từ 60.000.000 đến 100.000.000 đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn