Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 20/06/2022

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại? Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại? Xin được hỏi những vấn đề trên trong nội dung quản lý và sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại.

    • Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại?

      Căn cứ Điều 28 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại như sau:

      1. Là cơ quan đầu mối có nhiệm vụ quản lý nhà nước về viện trợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

      2. Chủ trì soạn thảo, trình ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ theo thẩm quyền.

      3. Chủ trì thẩm định và tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

      4. Trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo tổng hợp hằng năm về tình hình quản lý và sử dụng viện trợ; kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng viện trợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

      5. Kiểm tra việc tuân thủ quy định về tiếp nhận, phê duyệt, triển khai thực hiện theo thẩm quyền đối với các cơ quan, đơn vị tiếp nhận viện trợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

      Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại?

      Căn cứ Điều 29 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý nhà nước về viện trợ không hoàn lại như sau:

      1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng chế độ hướng dẫn về quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ.

      2. Tham gia ý kiến đối với các khoản viện trợ theo quy định.

      3. Quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.

      4. Tổng hợp tình hình quản lý tài chính đối với khoản viện trợ. Định kỳ hàng năm gửi báo cáo tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

      5. Kiểm tra giám sát tình hình quản lý tài chính và tuân thủ quy định tài chính đối với các tổ chức, đơn vị tiếp nhận viện trợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 28 Nghị định 80/2020/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn